Tiền chi điện thoại có được coi là chi phí hợp lý?

ht lyly

Lùn - Mập - Sún ^^
Hội viên mới
Em chào cả nhà ạ
Mọi người cho em hỏi vấn đề này với:
1. Đối với những chi phí cho nhân viên như chi phí mua điện thoại (loại xin xịn) cho nhân viên thời vụ để phục vụ công việc như chụp ảnh xác minh, up thông tin vào hệ thống ... (mấy công ty quảng cáo hay có cái này) thì cần có những gì để nó đc tính là chi phí hợp lý
2. Em thấy các siêu thị rất hay có các chương trình phiếu giảm giá và nếu mua mặt hàng này trong thời gian cụ thể nào đó thì sẽ đc giảm, ngoài thời gian đó phiếu giảm giá không có giá trị, vấn đề em chưa rõ ở đây là:
- Thứ nhất: mình có cần trích lập 1 khoản gì đó cho trường hợp này (ý em là kiểu như đối với những siêu thị điện máy thì thường sẽ có khoản trích lập chi phí bảo hành đó ạ)
- Thứ hai:
+ Nếu khách hàng sử dụng phiếu này trong thời gian được hưởng mình sẽ ghi nhận vào chi phí bán hàng hay như thế nào ạ?
+ Vậy còn trường hợp qua thời hạn hưởng phiếu giảm giá thì sao?
Em cảm ơn.
 

khiemnb

Viên Gạch góc tường
Hội viên mới
1. chi phí được trừ cho điện thoại tối đa 3 tr đồng (Quyết định số 17/VBHN-BTC, ngày 4/3/2014 của Bộ tài chính)
2.Muốn làm chương trình khuyến mãi giảm giá thì xin phép sở công thương,
 

lancy_chu

New Member
Hội viên mới
Anh ơi, em thấy quyết định kia áp dụng cho "cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội" còn nếu doanh nghiệp thì như thế nào?
Năm 2014 cty em có mua cho sếp con SS Note 4 17 triệu và vẫn đưa vào chi phí năm 2014 mà ko thấy bên kiểm toán loại ra ạh
 

khiemnb

Viên Gạch góc tường
Hội viên mới
Theo quy định tại điểm đ.4, khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản phụ cấp là thu nhập chịu thuế của người lao động, trong đó có:

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.

Vậy mức chi hiện hành của Nhà nước được quy định như thế nào? Mức chi thế nào thì người lao động không phải chịu thuế TNCN?


TheoQuyết định số 17/VBHN-BTC, ngày 4/3/2014 của Bộ tài chính, về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội có quy định:
 

ATG_GT

Member
Hội viên mới
hix cái topic này lập ra lúc 00:27 sợ.
1. điện thoại vẫn là tài sản của công ty, Cty cấp cho nhân viên dùng trong công việc. Nói về chi phí định mức điện thoại chỉ nói đến giá cước thanh toán viễn thông thui. như bạn khiemnb nêu trên chỉ là dành cho bên hành chính sự nghiệp, ko áp dụng với DN ngoài. VD như mình thấy bộ phận KD maketing chi phí cước điện thoại 800- 1000k là chuyện bt chứ áp dụng hạn mức 300k như với bên hành chính sự nghiệp thì vô lý.
Trong thuế TNDN cũng không nêu, áp DN ngoài theo mức đó. Chỉ nêu về phụ cấp tiền ăn với trang phục thui. Còn công tác phí, VPP, điện thoại DN tự ra quy chế.
2. Bạn xem tuỳ theo quy mô bên bạn mà trích lập hay không, thường thì có.
Như bạn nêu là phiếu giảm giá - là ghi nhận giảm giá hàng bán chứ không phải vào chi phí bán hàng
 

ATG_GT

Member
Hội viên mới
Theo quy định tại điểm đ.4, khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản phụ cấp là thu nhập chịu thuế của người lao động, trong đó có:

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.

Vậy mức chi hiện hành của Nhà nước được quy định như thế nào? Mức chi thế nào thì người lao động không phải chịu thuế TNCN?


TheoQuyết định số 17/VBHN-BTC, ngày 4/3/2014 của Bộ tài chính, về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội có quy định:
Nó là thuế TNCN mà bạn, và phần đó nêu khoản vượt phụ cấp quy định của nhà nước với cá nhân - có thể là thuộc HCSS hay NN có thu, hay DN ngoài. đối với cá nhân bên HCSN sẽ bị trừ, còn đối tượng khác thì không. vì không có VBPL nào áp điện thoại của DN ngoài cả. tuỳ vào tính chất ngành nghề kinh doanh, bộ phận hoạt động mà
 

khiemnb

Viên Gạch góc tường
Hội viên mới
Nó là thuế TNCN mà bạn, và phần đó nêu khoản vượt phụ cấp quy định của nhà nước với cá nhân - có thể là thuộc HCSS hay NN có thu, hay DN ngoài. đối với cá nhân bên HCSN sẽ bị trừ, còn đối tượng khác thì không. vì không có VBPL nào áp điện thoại của DN ngoài cả. tuỳ vào tính chất ngành nghề kinh doanh, bộ phận hoạt động mà
đọc lại thông tư 111/2013 quy định cho đối tượng nào nhé và đọc kỹ khi điều đ.4 đã nêu điều kiện cần và đủ cái cần là đoạn đầu cái đủ là không cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà Nước? thế quy định nhà nước là cái gì tôi đã trích dẫn đừng đọc thấy HCSN hay NN là cho nó không thuộc đối tượng kinh tế khác. Đọc thông tư phải hiểu rộng đừng hiểu hẹp nghĩa
 

ATG_GT

Member
Hội viên mới
đọc lại thông tư 111/2013 quy định cho đối tượng nào nhé và đọc kỹ khi điều đ.4 đã nêu điều kiện cần và đủ cái cần là đoạn đầu cái đủ là không cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà Nước? thế quy định nhà nước là cái gì tôi đã trích dẫn đừng đọc thấy HCSN hay NN là cho nó không thuộc đối tượng kinh tế khác. Đọc thông tư phải hiểu rộng đừng hiểu hẹp nghĩa
2`vậy đó, bạn xem kỹ bài mình phia trên trước đó chưa. bạn phải hiểu trước đã rồi hãy đến hiểu rộng hay hiểu hẹp. trao đổi cũng không cần nói kiểu vậy chứ
 

khiemnb

Viên Gạch góc tường
Hội viên mới
hix cái topic này lập ra lúc 00:27 sợ.
1. điện thoại vẫn là tài sản của công ty, Cty cấp cho nhân viên dùng trong công việc. Nói về chi phí định mức điện thoại chỉ nói đến giá cước thanh toán viễn thông thui. như bạn khiemnb nêu trên chỉ là dành cho bên hành chính sự nghiệp, ko áp dụng với DN ngoài. VD như mình thấy bộ phận KD maketing chi phí cước điện thoại 800- 1000k là chuyện bt chứ áp dụng hạn mức 300k như với bên hành chính sự nghiệp thì vô lý.
Trong thuế TNDN cũng không nêu, áp DN ngoài theo mức đó. Chỉ nêu về phụ cấp tiền ăn với trang phục thui. Còn công tác phí, VPP, điện thoại DN tự ra quy chế.
2. Bạn xem tuỳ theo quy mô bên bạn mà trích lập hay không, thường thì có.
Như bạn nêu là phiếu giảm giá - là ghi nhận giảm giá hàng bán chứ không phải vào chi phí bán hàng
phần tô đậm là sao nhỉ ????
 

Nhím Xù TH

♥ Hạ Trắng ♥
Hội viên mới
đọc lại thông tư 111/2013 quy định cho đối tượng nào nhé và đọc kỹ khi điều đ.4 đã nêu điều kiện cần và đủ cái cần là đoạn đầu cái đủ là không cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà Nước? thế quy định nhà nước là cái gì tôi đã trích dẫn đừng đọc thấy HCSN hay NN là cho nó không thuộc đối tượng kinh tế khác. Đọc thông tư phải hiểu rộng đừng hiểu hẹp nghĩa
Chú hôm nay ăn chi buổi sáng mà chua vậy :p
Bạn ấy nhầm tí giữa chi phí mua điện thoại và chi phí thanh toán tiền điện thoại.
Cái này cháu chưa đụng, xin phép được hóng và tìm hiểu. Cơ mà đừng căng thẳng nha ;)
 

ATG_GT

Member
Hội viên mới
phần tô đậm là sao nhỉ ????
bạn lại chú ý nhầm phần cần tô rồi. cái cần mình nhấn mạnh là điện thoại vẫn là tài sản của công ty, Cty cấp cho nhân viên dùng trong công việc. nó không liên quan đến thuế TNCN để áp dụng TT111 như bạn nêu trên. Trường hợp Cty mua cho NV thì nó cũng thuộc quỹ khen thưởng, phúc lợi sau khi ra lợi nhuận sau thuế - ko liên quan đến thuế TNDN or TNCN.
Mà kể cả cái bạn nêu
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.

Vậy mức chi hiện hành của Nhà nước được quy định như thế nào? Mức chi thế nào thì người lao động không phải chịu thuế TNCN?
thì như bạn nói, theo quy định hiện hành của nhà nước, nhưng vấn đề quy định hiện hành ở đây là thuế TNDN ko nêu rõ về mức khoán điện thoại tại DN ko phải là HCSN.
 

Leona2502`

Member
Hội viên mới
Mình nghĩ đơn giản như thế này thôi. Phần nào phục vụ cho HĐSX-KD (chứng thực được với cơ quan thuế) thì đều là chi phí hợp lý.
TT78->Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.....
=> Bạn mua điện thoại để cập nhật thông tin vào hệ thống => Phục vụ cho HĐSX-KD => Được trừ. Nhưng phải giải trình được với thuế.
Ai có ý kiến khác xin chỉ giáo thêm.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top