Phân tích báo cáo tài chính HSL: Liệu chất lượng HSL có như những gì họ báo cáo?

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Hồng Hà Sơn La thành lập vào ngày 06 tháng 01 năm 2015 theo Quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, với số vốn ban đầu là 4.5 tỷ đồng. Công ty hoạt động chủ yếu trong lı̃nh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản (sản, ngô...), có trụ sở chı́nh và hệ thống nhà máy đặt tại tı̉nh Sơn La, Việt Nam. So với các doanh nghiệp trong ngành, Công ty có lợi thế vì nằm trong vùng nguyên liệu, chủ động công tác thu mua và ứng phó với các biến động của thị trường nông sản. Hệ thống máy móc của Công ty cũng được đầu tư với công nghệ mới nhất và hoàn toàn đồng bộ. Điều này mang lại hiệu quả về tỉ suất lợi nhuận vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành.

hồng hà.jpg

Kết thúc quý 1/2019, tổng doanh thu của HSL đạt 90 tỷ đồng, tăng 63.7% so với cùng kỳ năm 2018, bên cạnh đó giá vốn tăng tương ứng đến 70.6% làm cho biên lợi nhuận gộp giảm từ 15% (quý 1/2018 ) xuống còn 11.5% (quý 1/2019). Chi phí bán hàng và quản lý cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, khoảng 1.5% trên tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 9 tỷ đồng, tăng 15% so với quý 1/2018.

Bên cạnh tình hình sản xuất kinh doanh đang trên đà tăng trưởng thì sức khỏe tài chính tốt cũng là một ưu thế của HSL.

kntt hsl.png
Tỷ lệ nợ của công ty thấp, quý 1/2019 chỉ chiếm 12.2 % tổng tài sản và toàn bộ là nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cũng duy trì ở mức tốt, quý 1/2019 đạt 6.19 lần. Công ty không có nợ dài hạn cũng như nợ ngân hàng nên không có áp lực trả lãi.

Khả năng sinh lợi của HSL cũng khá hấp dẫn với ROA đạt 17.55 %, ROE đạt 19.33%, cao hơn so với bình quân ngành (ROA: 8.97%, ROE: 16.43%).

Với kết quả kinh doanh khả quan cùng sức khỏe tài chính ổn định và khả năng sinh lợi hấp dẫn thì nhà đầu tư hẳn sẽ quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu của HSL. Tuy nhiên kết quả cho thấy điều ngược lại khi giá cổ phiếu của công ty giảm mạnh, hiện được giao dịch với giá 8.200 đồng/cổ phiếu, giảm 59% so với phiên đầu tiên và giảm 32% so với đầu năm. Vậy nguyên nhân là do đâu?

HSL.png
Nhìn kỹ vào bảng cân đối kế toán của HSL có thể khoản phải thu của công ty chiểm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản, cụ thể cuối quý 4/2018 đạt 47.3%, cuối quý 1/2019 tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, đạt 40% và công ty đã duy trì mức cao này xuyên suốt năm 2018 trong khi lượng tiền mặt nắm giữ rất ít. So với các doanh nghiệp cùng ngành thì tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản chỉ chiếm khoản 5-15%. Điều này làm nghi ngờ đến chất lượng doanh thu mà công ty đã ghi nhận.

65179320_2233276950102205_5743545265407655936_n.jpg
Trùng hợp hơn khi mà một trong những đối tác mua chịu lượng lớn hàng của công ty là Công ty TNHH Một Thành Viên A&F có đại diện pháp luật là ông Nguyễn Tiến Nam, trùng tên với Phó Giám đốc công ty HSL và cũng trùng địa chỉ thường trú và công ty này cũng chỉ mới thành lập hồi tháng 10/2018 đã nắm giữ gần 16 tỷ đồng phải thu của HSL tại cuối quý 4/2018, chỉ sau Nông sản Lương Sơn.

a&f.png
hsl gđ.png

Điều này làm dấy lên nghi vấn liệu bản chất thực sự của các giao dịch giữa HSL và Công ty TNHH MTV A&F là gì?

Ngoài ra, công ty HSL chỉ mới thành lập năm 2015 với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng đến nay đã tăng 35 lần, đạt 157 tỷ đồng và dự kiến sẽ còn tăng lên gấp đôi, đạt 315 tỷ đồng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vấn đề ở đây là liệu một doanh nghiệp mới thành lập không lâu thì liệu có sử dụng vốn hiệu quả khi huy động? Hiệu quả hoạt động kinh doanh liệu có tương ứng với quy mô tăng vốn khi mà số liệu tài chính vẫn còn chứa nhiều điếm bất thường?

Như vậy, mặc dù kết quả kinh doanh khả quan, sức khẻ tài chính tương đối tốt nhưng nếu HSL không sớm làm rõ những vấn đề trên để giải đáp thắc mắc cũng như khôi phục lòng tin từ các nhà đầu tư thì giá cổ phiếu HSL khó có thể hồi phục trở lại.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 

No Name 1234

Member
Hội viên mới
1. Bạn đang phân tích báo cáo tài chính hợp nhất quý 1, năm 2019?
2. Chất lượng lợi nhuận thì chưa thể xem được, có thể có nghi ngờ, nhưng nếu nghi ngờ thì phải phân tích trong dài hạn, báo cáo của cả năm 2018. Có chút lạ là nếu liên quan như vậy, đáng lẽ ra phải được trình bày bên liên quan trên báo cáo kiểm toán năm 2018 (hơi khó hiểu).
3. Nếu cook doanh thu qua bên liên quan, thường phải thu sẽ tăng tương ứng (nhưng có thể thấy phải thu biến động không đáng kể), hoặc trong quý 1 bán hàng đều thu được tiền. Tiếc là lưu chuyển tiền tệ của Hợp nhất phải lập gián tiếp thì không nói nhưng của Công ty mẹ cũng gián tiếp.
4. Bạn phân tích lý thuyết quá.

;) Đây cũng là ý kiến riêng của mình ;)
 

Son.Tran

Member
Hội viên mới
1. Bạn đang phân tích báo cáo tài chính hợp nhất quý 1, năm 2019?
2. Chất lượng lợi nhuận thì chưa thể xem được, có thể có nghi ngờ, nhưng nếu nghi ngờ thì phải phân tích trong dài hạn, báo cáo của cả năm 2018. Có chút lạ là nếu liên quan như vậy, đáng lẽ ra phải được trình bày bên liên quan trên báo cáo kiểm toán năm 2018 (hơi khó hiểu).
3. Nếu cook doanh thu qua bên liên quan, thường phải thu sẽ tăng tương ứng (nhưng có thể thấy phải thu biến động không đáng kể), hoặc trong quý 1 bán hàng đều thu được tiền. Tiếc là lưu chuyển tiền tệ của Hợp nhất phải lập gián tiếp thì không nói nhưng của Công ty mẹ cũng gián tiếp.
4. Bạn phân tích lý thuyết quá.

;) Đây cũng là ý kiến riêng của mình ;)
  1. Bạn có thể đưa ra bài phân tích riêng của mình mà ít lý thuyết hơn không
  2. Khoản phải thu ngắn hạn chiếm hơn 40% trong cấu trúc tài sản và đến từ công ty XYZ mà em Tiên đã nêu rõ bạn không thấy điều bất thường ah?
 

Huynh221

New Member
Hội viên mới
Nới chung, ngoài khả năng thanh toán kém thì còn nhiều yếu tố khác khác ảnh hưởng đến giá CP ...

Có lẻ cp này kém hấp dẫn nhà đầu tư trong ngắn hạn là do: Cổ tức chỉ còn 3% tiền mặt (đã trả 6%), sắp tới tăng vốn lên gấp đôi (loảng giá, các chỉ số tài chính kém hấp dẫn), thị trường nông sản bấp bênh (do dịch heo châu Phi hoành hành) ...
 

No Name 1234

Member
Hội viên mới
  1. Bạn có thể đưa ra bài phân tích riêng của mình mà ít lý thuyết hơn không
  2. Khoản phải thu ngắn hạn chiếm hơn 40% trong cấu trúc tài sản và đến từ công ty XYZ mà em Tiên đã nêu rõ bạn không thấy điều bất thường ah?
Không phải là có thấy điều gì bất thường không, mà nó quá bất thường (cái doanh nghiệp kia cũng có thể chỉ là một "SPE"). Nó có màu sắc gì đấy giống SRA, tôi đang chờ báo cáo soát xét 6 tháng của nó xem có gì hay không. So sánh cái lợi nhuận, doanh thu của quý 1 năm 2019 với quý 1 năm 2018 nó không tương đồng, một thằng lúc nó chưa có con, một thằng có 2 con về phương pháp lập nó đã thay đổi (nó còn có của NCI nữa).
 

bidi12

New Member
Hội viên mới
Có dấu hiệu cook doanh thu để make up BCTC.
Còn nếu cook mà phải trình bày trên BCTC riêng thì nói làm gì nữa :)) Ngoài ra, cook doanh thu mà còn để nó nằm chềnh ềnh ở phải thu, không chia nó ra các khoản khác thì lộ quá nha.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top