Mất Hoá đơn đỏ của khách hàng phải làm sao?

midori_89

New Member
Hội viên mới
Anh chị ơi!
Bây giờ tìm không thấy hoá đơn đỏ của khách thì phải làm sao đây?
TEm tìm mãi mà không thấy rùi!huhu
 

hangnghiem

Khỉ vàng đáng iu ^_*
Hội viên mới
Ðề: Mất Hoá đơn đỏ của khách hàng phải làm sao?

Anh chị ơi!
Bây giờ tìm không thấy hoá đơn đỏ của khách thì phải làm sao đây?
TEm tìm mãi mà không thấy rùi!huhu
Bạn nói rõ xem hóa đơn đầu vào hay đầu ra.. trường hợp mất đầu ra thì liên hệ với nhà cung cấp phô tô và sao y bản chính lại... đồng thời lập biên bản với nội dung mất hoá đơn nhé
 

midori_89

New Member
Hội viên mới
Ðề: Mất Hoá đơn đỏ của khách hàng phải làm sao?

Cám ơn anh chị.
Em bị làm mất hoá đơn đầu ra, mà mới đi làm nữa chứ.huhu
 

midori_89

New Member
Hội viên mới
Ðề: Mất Hoá đơn đỏ của khách hàng phải làm sao?

Em xuất hoá đơn cho khách đã fax sang cho khách rồi, nhưng bây giờ để lẫn ko tìm thấy để trả cho khách.huhu
 

hangnghiem

Khỉ vàng đáng iu ^_*
Hội viên mới
Ðề: Mất Hoá đơn đỏ của khách hàng phải làm sao?

Em xuất hoá đơn cho khách đã fax sang cho khách rồi, nhưng bây giờ để lẫn ko tìm thấy để trả cho khách.huhu
Bạn vào tham khảo link của hiền triết đi nhé, ở đó có đầy đủ thông tin bạn cần đấy...
 

Thỏ ngố

Đoan Đoan
Hội viên mới
Ðề: Mất Hoá đơn đỏ của khách hàng phải làm sao?

Bạn tham khảo thêm đoạn dưới này nhé:
Xử phạt hành chính về hoá đơn
1. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về in hoá đơn
1.1. Đối với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hoá đơn nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hoá đơn;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9. 000.000 đồng đối với hành vi đặt in hoá đơn trùng ký hiệu, trùng số.
1.2. Đối với tổ chức nhận in hoá đơn:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhận in hoá đơn mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hoá đơn;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi nhận in hoá đơn trùng ký hiệu, trùng số.
2. Đối với hành vi vi phạm về đăng ký và phát hành hoá đơn
2.1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn nhưng không thực hiện thông báo phát hành hoá đơn.
2.2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn tự in không đăng ký sử dụng hoá đơn với cơ quan Thuế.
3. Đối với hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn
3.1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi lập hoá đơn không ghi rõ các chỉ tiêu: Chữ ký, hình thức thanh toán.
3.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ, trừ các trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định không phải lập hoá đơn.
3.3. Căn cứ vào giá trị ghi trên liên 2 của hoá đơn, phạt tiền đối với các hành vi lập hoá đơn có chênh lệch giữa các liên của mỗi số hoá đơn như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chêng lệch dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 10.000.000 đồng trở lên.
3.4. Căn cứ vào giá trị ghi trên liên 2 của mỗi số hoá đơn, phạt tiền đối với hành vi sử dụng hoá đơn khống như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
3.5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng.
3.6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa nội dung các chỉ tiêu của hoá đơn đã sử dụng.
3.7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi sử dụng hoá đơn giả.
3.8. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này tối đa là 100.000.000 đồng.
4. Đối với hành vi vi phạm về quản lý hoá đơn

4.1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn chậm; lưu trữ, bảo quản hoá đơn không đúng quy định.
4.2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn.
4.3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua hoá đơn không đúng quy định cho mỗi số hoá đơn sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
5. Đối với hành vi làm mất, cho, bán hoá đơn
5.1. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên 2 của mỗi số hoá đơn chưa sử dụng.
5.2. Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên khác và liên 2 của mỗi số hoá đơn đã sử dụng.
5.3. Đối với hành vi cho, bán hoá đơn:
a) Trường hợp cho, bán hoá đơn phát hiện đã sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hoá đơn bị xử phạt theo mức quy định tại khoản 4, khoản 8 Điều 14 Nghị định này.
b) Trường hợp cho, bán hoá đơn chưa sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hoá đơn bị xử phạt theo mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
5.4. Mức phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này tối đa là 50.000.000 đồng.
6. Các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại điểm 3, 4, 5 nêu trên này dẫn đến trốn thuế thì:
6.1. Bị truy thu đủ số thuế trốn.
6.2. Bị xử phạt về thuế theo quy định tại các Luật thuế. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng mà theo quy định của pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Các biện pháp khắc phục khác
7.1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 và 3.7 điểm 3; khoản 4.3 điểm 4 nêu trên thì các hoá đơn đó không được kê khai để tính khấu trừ hoặc hoàn thuế thuế giá trị gia tăng, không được tính vào chi phí khi tính thuế. Trường hợp đã thanh toán thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã thanh toán, đã khấu trừ, đã hoàn, đã tính vào chi phí để tính thuế; đối với các đơn vị thụ hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước thì không được quyết toán chi ngân sách; đối với các chủ đầu tư thì không được quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
7.2. Tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn khi:
a) Có hành vi mua, bán hoá đơn không đúng quy định tại Nghị định này;
b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn và thuế quy định tại Nghị định này.
c) Thời gian tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn tối đa không quá 3 tháng kể từ ngày vi phạm tại khoản a điểm này bị phát hiện và từ ngày tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quyết định xử phạt tại điểm b khoản này. Nếu vi phạm được khắc phục trong thời gian sớm hơn 3 tháng thì việc tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn sẽ hết hiệu lực ngay sau ngày các vi phạm đã được khắc phục xong.
Trường hợp, quá thời hạn 3 tháng mà các vi phạm tại khoản a, b điểm này chưa được khắc phục thì áp dụng biện pháp quy định tại khoản 7.3 dưới đây.
7.3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan Thuế có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
7.4. Cơ quan Thuế có quyền thu hồi hoá đơn hết hạn sử dụng; hoá đơn đổi mẫu; hoá đơn đã thông báo mất mà tìm lại được; hoá đơn in trùng ký hiệu, trùng số; hoá đơn rách nát; hoá đơn sử dụng không đúng quy định và số tiền thu được do bán hoá đơn trái quy định tại Nghị định này.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top