Hướng dẫn hỏi đáp

chavel

Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

cho em hỏi về thời gian :sohappy:đóng bảo hiểm cho người lao động có yêu cầu hợp đồng với người lao động theo thời gian la 3 thang, 6 tháng.. hay la khi ký hợp đồng lao động là phải đóng bảo hiểm luôn ạ?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (pháp luật BHXH không phân biệt là hợp đồng toàn thời gian hay bán thời gian) nếu mức lương hưởng không thấp hơn tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định, đều thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.Thân

---------- Post added at 05:31 ---------- Previous post was at 05:24 ----------

CV 1616/BHXH-BT ngày 25/04/2011 của BHXH VN v/v chấn chỉnh công tác truy thu BHXH
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố và kết quả kiểm tra công tác thu của BHXH Việt Nam, thời gian qua một số BHXH tỉnh đã thực hiện truy thu BHXH bắt buộc đối với đơn vị sử dụng lao động và người lao động chưa đúng quy định như: truy thu không đúng đối tượng và tiền lương, tiền công đóng BHXH, hồ sơ và thủ tục chưa đúng hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân trước hết là do người sử dụng lao động, người lao động chưa nắm vững quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan BHXH; một số trường hợp cố tình giả mạo hồ sơ để trục lợi. Hậu quả là làm phát sinh tiêu cực, vướng mắc ở địa phương, đơn thư khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, gây phức tạp quá trình xử lý.

Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo thực hiện đúng quy định của luật BHXH, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố:

1. Tổ chức kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh công tác truy thu BHXH tại địa phương: Tập trung rà soát hồ sơ các trường hợp đã truy thu hiện đang đóng BHXH hoặc đã chốt sổ bảo lưu thời gian hoặc đang hưởng BHXH hằng tháng; xác định các trường hợp truy thu không đúng đối tượng hoặc hồ sơ chưa đúng, đủ theo quy định để có biện pháp xử lý, giải quyết phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật về BHXH và hướng dẫn của BHXH Việt Nam; giải thích chính sách pháp luật cho đơn vị và cá nhân vi phạm hiểu rõ và tự giác chấp hành theo quy định.

Trường hợp đơn vị, cá nhân vi phạm nhưng tự nguyện chấp hành đúng quy định của pháp luật thì giải quyết như sau: đối với trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ thì yêu cầu đơn vị, cá nhân bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp truy thu sai đối tượng thì thực hiện thoái trả số tiền đã thu cho đơn vị, điều chỉnh hoặc thu hồi hủy sổ BHXH; trường hợp truy thu sai nhưng đã được giải quyết hưởng chế độ BHXH thì ra quyết định điều chỉnh hoặc hủy quyết định hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng và thu hồi khoản tiền đã hưởng sai quy định (nếu có).

Trường hợp đơn vị, cá nhân không tự chấp hành, cố tình vi phạm hoặc các trường hợp có diễn biến phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều đơn vị, thì lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Nghiêm túc kiểm điểm tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm; xem xét, đánh giá nguyên nhân và hậu quả từng trường hợp cụ thể để có hình thức xử lý phù hợp theo quy định; đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phục ngay những thiếu sót, sơ hở trong công tác quản lý thu BHXH.

3. Từ 01/5/2011, chỉ xem xét, giải quyết truy thu BHXH các trường hợp sau:

a. Đơn vị đã đóng BHXH không đúng tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại Luật BHXH.

b. Đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, ra quyết định buộc truy đóng BHXH (quyết định xử lý vi phạm hành chính về BHXH của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, quyết định của cơ quan thanh tra hoặc tòa án).

c. Đơn vị đề nghị truy đóng BHXH cho thời gian làm việc dưới 03 tháng của người lao động hiện đang làm việc tại đơn vị.

Yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc nội dung Công văn này. Quá trình thực hiện có vướng mắc thì báo cáo về BHXH Việt Nam để giải quyết./.


KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Đỗ Văn Sinh



Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng giám đốc (để b/c);
- Ban CST, CSXH, Chi;
- Lưu: VT, BT(4b).
 

bedung_dh

New Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

Cho mình hỏi chỉ có đơn thuốc và điện tâm đồ thì mình có được thanh toán tiền bảo hiểm y tế lại hay không ?
 

chavel

Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

Cho mình hỏi chỉ có đơn thuốc và điện tâm đồ thì mình có được thanh toán tiền bảo hiểm y tế lại hay không ?
Theo thông tư số 09/2009/TTLT- BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế quy định: Hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: giấy đề nghị thanh toán của người bệnh có thẻ BHYT, thẻ BHYT, giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh án, các chứng từ hợp lệ (đơn thuốc, sổ y bạ, hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan khác);…v.v…

Đối chiếu với trường hợp của bạn chỉ có đơn thuốc và kết quả chẩn đoán hình ảnh mà không có hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí thì cơ quan BHXH không có căn cứ để thanh toán chi phí KCB cho bạn được.
 

lapnghiepdn

New Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

^^, bạn này đã trả lời rùi, mà nếu Công ty bạn ít người thì có thể bạn đóng quý luôn cũng được vì lãi phát sinh cũng không đáng kể đâu, 0.667%/tháng đối với BHYT và 0.875%/tháng đối với BHXH.
hai cái khoản này hay đó nha, hồi trước giờ công ty mình thấy có nộp chậm nhưng ko biết là tỉ lệ phạt tính theo cách nào, bạn có thể nêu cách tính hay tỉ lệ phạt của BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là bao nhiêu ko vậy, càng cụ thể càng tốt nha.
Hiện tại đến Quý 2 vừa rồi công ty mình vẫn đóng bảo hiểm với tỉ lệ như sau:
BHXH Cp 16% lương 6%
BHYT CP 3% lương 1,5%
BHTN CP 1% lương 1%
hiện nay tỉ lệ này có thay đổi ko
 

chavel

Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

hai cái khoản này hay đó nha, hồi trước giờ công ty mình thấy có nộp chậm nhưng ko biết là tỉ lệ phạt tính theo cách nào, bạn có thể nêu cách tính hay tỉ lệ phạt của BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là bao nhiêu ko vậy, càng cụ thể càng tốt nha.
Hiện tại đến Quý 2 vừa rồi công ty mình vẫn đóng bảo hiểm với tỉ lệ như sau:
BHXH Cp 16% lương 6%
BHYT CP 3% lương 1,5%
BHTN CP 1% lương 1%
hiện nay tỉ lệ này có thay đổi ko
Hướng dẫn tính lãi chậm đóng BHXH
1) Cách tính số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi:
Số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi tháng này (D) là:
D = tổng số tiền nợ BHXH tháng trước liền kề - số phải nộp phát sinh BHXH của tháng trước liền kề - số tiền BHXH 2% để lại đơn vị phát sinh từ đầu quý.

Trường hợp đơn vị có Phiếu đăng ký không giữ lại 2%:
D = Tổng số tiền nợ BHXH của tháng trước liền kề – Tổng số tiền BHXH phải nộp phát sinh của tháng trước liền kề.

2) Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi:
- Thời hạn nộp tiền BHXH: Hằng tháng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị phải nộp tiền BHXH phát sinh trong tháng.
- Thời điểm tính lãi: Sau 01 tháng kể từ ngày quá hạn phải nộp BHXH.
- Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi: Kể từ tháng đầu tiên sau thời hạn nộp tiền.
3) Công thức tính lãi:
Trong đó: L = D*K/12
L : Số tiền lãi phải nộp phát sinh.
D : Số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi ( tính theo tháng).
K : Tỷ lệ % lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.

4) Lãi suất hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH (K)
BHXH: 0.875%
BHYT: 0.666 %
5) Một số lưu ý:
* Lãi chậm nộp chỉ tính trên số tiền chậm nộp BHXH khi đã chậm từ 1 tháng trở lên. Như vậy lãi chậm nộp được ghi nhận theo nguyên tắc: tiền chậm nộp tháng 01/2010 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 02/2010 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 03/2010, tương tự tiền chậm nộp tháng 02/2010 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 03/2010 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 04/2008 v.v…

* Theo quy định của BHXH Việt Nam số tiền thực đóng BHXH, BHYT trong kỳ của mỗi đơn vị được phân bổ theo thứ tự sau:

- Tiền nợ BHYT kỳ trước chuyển sang (nếu có).
- Tiền BHYT phải đóng kỳ này.
- Tiền lãi do chậm đóng đến kỳ này (nếu có).
- Tiền nợ BHXH kỳ trước chuyển sang (nếu có).
- Tiền BHXH phải đóng kỳ này.

* Luật BHXH quy định đơn vị sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản… cho người lao động; Do đó, nếu đơn vị đã chọn phương án nộp đủ BHXH, BHYT thì phải có phiếu đăng ký “không giữ lại 2%” nộp cho Cơ quan BHXH trước ngày đầu quý (trường hợp đơn vị không nộp phiếu đăng ký xem như chọn phương án giữ lại 2%), khi có quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản… cơ quan BHXH sẽ chuyển đủ số tiền cho đơn vị theo quyết toán được duyệt; Nếu đơn vị đã đăng ký “không giữ lại 2%” nhưng không thực hiện đúng; số tiền nộp thiếu (2%) sẽ bị tính lãi chậm nộp theo quy định.

Hiện nay tỉ lệ đóng BHXH 22% ( người LĐ nộp 6% ), BHYT 4.5% ( người LĐ nộp 1.5% ), BHTN 2% ( NLĐ 1 % )Tỉ lệ này thay đổi như sau : Năm 2012: tỉ lệ tham gia BHXH: 24% (trong đó: Người sử dụng lao động: 17% và người lao động: 7%)
Năm 2012: tỉ lệ tham gia BHXH: 24% (trong đó: Người sử dụng lao động: 17% và người lao động: 7%)

Năm 2014: tỉ lệ tham gia BHXH: 26% (trong đó: Người sử dụng lao động: 18% và người lao động: 8%)

Tỷ lệ trích BHTN:

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.



* Tỷ lệ trích BHYT:

Tại điều 13 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2009 quy định mức đóng tối đa là 6% tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Giao Chính phủ quy định cụ thể mức đóng. Tuy nhiên đến nay, cơ quan BHXH đang chờ văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ cũng như các bộ ngành liên quan nên chưa có câu trả lời cụ thể về tỷ lệ trích hàng tháng của người lao động.

KPCD: 2%
 

lapnghiepdn

New Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

Hướng dẫn tính lãi chậm đóng BHXH
1) Cách tính số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi:
Số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi tháng này (D) là:
D = tổng số tiền nợ BHXH tháng trước liền kề - số phải nộp phát sinh BHXH của tháng trước liền kề - số tiền BHXH 2% để lại đơn vị phát sinh từ đầu quý.

Trường hợp đơn vị có Phiếu đăng ký không giữ lại 2%:
D = Tổng số tiền nợ BHXH của tháng trước liền kề – Tổng số tiền BHXH phải nộp phát sinh của tháng trước liền kề.

2) Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi:
- Thời hạn nộp tiền BHXH: Hằng tháng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị phải nộp tiền BHXH phát sinh trong tháng.
- Thời điểm tính lãi: Sau 01 tháng kể từ ngày quá hạn phải nộp BHXH.
- Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi: Kể từ tháng đầu tiên sau thời hạn nộp tiền.
3) Công thức tính lãi:
Trong đó: L = D*K/12
L : Số tiền lãi phải nộp phát sinh.
D : Số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi ( tính theo tháng).
K : Tỷ lệ % lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.

4) Lãi suất hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH (K)
BHXH: 0.875%
BHYT: 0.666 %
5) Một số lưu ý:
* Lãi chậm nộp chỉ tính trên số tiền chậm nộp BHXH khi đã chậm từ 1 tháng trở lên. Như vậy lãi chậm nộp được ghi nhận theo nguyên tắc: tiền chậm nộp tháng 01/2010 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 02/2010 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 03/2010, tương tự tiền chậm nộp tháng 02/2010 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 03/2010 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 04/2008 v.v…

* Theo quy định của BHXH Việt Nam số tiền thực đóng BHXH, BHYT trong kỳ của mỗi đơn vị được phân bổ theo thứ tự sau:

- Tiền nợ BHYT kỳ trước chuyển sang (nếu có).
- Tiền BHYT phải đóng kỳ này.
- Tiền lãi do chậm đóng đến kỳ này (nếu có).
- Tiền nợ BHXH kỳ trước chuyển sang (nếu có).
- Tiền BHXH phải đóng kỳ này.

* Luật BHXH quy định đơn vị sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản… cho người lao động; Do đó, nếu đơn vị đã chọn phương án nộp đủ BHXH, BHYT thì phải có phiếu đăng ký “không giữ lại 2%” nộp cho Cơ quan BHXH trước ngày đầu quý (trường hợp đơn vị không nộp phiếu đăng ký xem như chọn phương án giữ lại 2%), khi có quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản… cơ quan BHXH sẽ chuyển đủ số tiền cho đơn vị theo quyết toán được duyệt; Nếu đơn vị đã đăng ký “không giữ lại 2%” nhưng không thực hiện đúng; số tiền nộp thiếu (2%) sẽ bị tính lãi chậm nộp theo quy định.

Hiện nay tỉ lệ đóng BHXH 22% ( người LĐ nộp 6% ), BHYT 4.5% ( người LĐ nộp 1.5% ), BHTN 2% ( NLĐ 1 % )Tỉ lệ này thay đổi như sau : Năm 2012: tỉ lệ tham gia BHXH: 24% (trong đó: Người sử dụng lao động: 17% và người lao động: 7%)
Năm 2012: tỉ lệ tham gia BHXH: 24% (trong đó: Người sử dụng lao động: 17% và người lao động: 7%)

Năm 2014: tỉ lệ tham gia BHXH: 26% (trong đó: Người sử dụng lao động: 18% và người lao động: 8%)


Tỷ lệ trích BHTN:

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.



* Tỷ lệ trích BHYT:

Tại điều 13 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2009 quy định mức đóng tối đa là 6% tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Giao Chính phủ quy định cụ thể mức đóng. Tuy nhiên đến nay, cơ quan BHXH đang chờ văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ cũng như các bộ ngành liên quan nên chưa có câu trả lời cụ thể về tỷ lệ trích hàng tháng của người lao động.

KPCD: 2%
chỗ dòng chữ màu đỏ sao mình đọc mà ko hiểu gì hết, sao Năm từ năm 2010 tỉ lệ đóng BHXH lại tăng có văn bản pháp luật nào qui định về điều này ko vậy
 

chavel

Member
Hội viên mới
Re: Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

Tham khảo tại luật BHXH nhé
" Điều 91. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định.
[sửa] Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
 

lapnghiepdn

New Member
Hội viên mới
Ðề: Re: Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

Tham khảo tại luật BHXH nhé
" Điều 91. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định.
[sửa] Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
đúng là luật mình dọ rồi mà vẫn ko hiểu tại sao phải đồng cho tới khi đạt mức 22%
 

---o0o---

New Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

Cho mình hỏi, trong các cty xây dựng hay sử dụng cách ký HĐ LĐ 3 tháng xong bỏ ra, lấy tên người khác bỏ vào để né đóng BHXH, tuy nhiên đến năm 2011, việc cấp MST cá nhân và kê thai thuế TNCN --> Thuế sẽ quản lý được --> Nếu khai gian mà người đó đang làm ở cty khác là Thuế sẽ phát hiện ra ngay. Cho mình hỏi có cách nào né BHXH để bảng lương chính xác với số tiền thực trả mà k phải đóng BHXH không?
Mình xin cám ơn trước
 

chavel

Member
Hội viên mới
Re: Ðề: Re: Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

đúng là luật mình dọ rồi mà vẫn ko hiểu tại sao phải đồng cho tới khi đạt mức 22%
16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% tức là: 2010 18%, 2012 20% và 2014 22%, đây là lộ trình đã quy định rõ trong luật để tránh vỡ quỹ BHXH, tất nhiên mức đống tăng đi kèm theo là quyền lợi của người lao động cũng tăng, bạn có thể tìm hiểu thêm.

---------- Post added at 10:00 ---------- Previous post was at 09:47 ----------

Cho mình hỏi, trong các cty xây dựng hay sử dụng cách ký HĐ LĐ 3 tháng xong bỏ ra, lấy tên người khác bỏ vào để né đóng BHXH, tuy nhiên đến năm 2011, việc cấp MST cá nhân và kê thai thuế TNCN --> Thuế sẽ quản lý được --> Nếu khai gian mà người đó đang làm ở cty khác là Thuế sẽ phát hiện ra ngay. Cho mình hỏi có cách nào né BHXH để bảng lương chính xác với số tiền thực trả mà k phải đóng BHXH không?
Mình xin cám ơn trước
Pháp luật hiện hành quy định, hợp đồng lao động (HĐLĐ) là căn cứ pháp lý để thực hiện việc trích nộp BHXH cho NLĐ. Để né tránh nộp BHXH: kéo dài thời gian thử việc, hoặc chỉ ký hợp đồng thời vụ, sau đó cho NLĐ nghỉ việc để khỏi đóng BHXH hoặc bằng cách ký HĐLĐ ngắn hạn, khi hết hạn hợp đồng thì cho NLĐ nghỉ việc vài hôm rồi... ký lại để thời gian làm việc không liên tục, không phải đóng BHXH cho NLĐ.
 
Sửa lần cuối:

---o0o---

New Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

Kéo dài thời gian thử việc tức là ký HĐ thử việc 6 tháng phải không bạn? còn nếu ký HĐ <3 tháng, cho nghỉ 5 ngày rồi ký tiếp có ổn không bạn? Bên mình làm việc 1 năm mới được đóng BHXH, mình tính làm như bạn nói : ký HĐ học việc 6 tháng trước, sau đó ký HĐ < 3 tháng, cho nghỉ 5 ngày rồi ký HĐ < 3 tháng tiếp --> đủ 1 năm. Ý bạn là vậy phải không ?
Dù sao cũng cám ơn bạn đã cho mình 1 giải pháp, cám ơn bạn nhiều nha
 

chavel

Member
Hội viên mới
Ðề: Hướng dẫn hỏi đáp

Hiện nay có rất nhiều bạn gửi vào hộp thư của mình để xin mẫu đăng kí thang bảng lương cho DN của mình, bạn nào cần thì không cần gửi vào mail nữa, để lại địa chỉ mail tại đây, mình sẽ dựa vào đó gửi cho các bạn, thân.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top