Hàng hóa khi nhận mà bị thiếu hoặc dư ( nằm trong định mức hao hụt) thì định khoản như thế nào ?

trangpnguyen

New Member
Hội viên mới
Xin chào cả nhà!
Mình có vấn đề này mong anh chị nào biết hướng dẫn giúp :
Khi công ty mua hàng hóa về , mà số lượng bị thiếu hoặc dư ( nhưng phần thiếu hoặc dư đó nằm trong định mức cho phép)
VD: Mua 1000kg gạo , nhận được chỉ có 990kg, thiếu 10 kg ( nằm trong định mức hao hụt).
Hoặc là mua 1000kg, nhận được 1020 kg , dư 20 kg ( nằm trong định mức hao hụt)
Vậy mình định khoản như thế nào cho số lượng dư hoặc thiếu đó. Và như vậy có làm thay đổi đơn giá nhập kho hay không ?
Mong được chỉ giáo ! Cảm ơn mọi người.
 

thacsangorg

Member
Hội viên mới
Ðề: Hàng hóa khi nhận mà bị thiếu hoặc dư ( nằm trong định mức hao hụt) thì định khoản như thế nào ?

Nếu hao hụt trong định mức thì cho vào giá nhập kho luôn . Nhập kho theo số lượng thực tế còn đơn giá thì sẽ bằng giá trị lô hàng(1000kg) chia cho số lượng thực tế nhập tăng nếu là thiếu và giảm nếu thừa.
 

trangpnguyen

New Member
Hội viên mới
Ðề: Hàng hóa khi nhận mà bị thiếu hoặc dư ( nằm trong định mức hao hụt) thì định khoản như thế nào ?

Nếu hao hụt trong định mức thì cho vào giá nhập kho luôn . Nhập kho theo số lượng thực tế còn đơn giá thì sẽ bằng giá trị lô hàng(1000kg) chia cho số lượng thực tế nhập tăng nếu là thiếu và giảm nếu thừa.
Bạn thacsangorg ơi, cho mình hỏi cách định khoản cụ thể trong 2 trường hợp trên như thế nào luôn nhé. cảm ơn bạn nhiều!
 

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Ðề: Hàng hóa khi nhận mà bị thiếu hoặc dư ( nằm trong định mức hao hụt) thì định khoản như thế nào ?

TK 156: Mọi trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hoá ở bất kỳ khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền theo từng nguyên nhân gây ra để xử lý và ghi sổ kế toán:
a. Phản ánh giá trị hàng hoá thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 156 - Hàng hoá.
b. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Nếu do cá nhân gây ra phải bồi thường bằng tiền)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu do cá nhân gây ra phải trừ vào lương)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381).
Mọi trường hợp phát hiện thừa hàng hoá bất kỳ ở khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào nguyên nhân đã được xác định để xử lý và hạch toán:
a. Nếu do nhầm lẫn, cân, đo, đong, đếm, do quên ghi sổ,. . . thì điều chỉnh lại sổ kế toán.
b. Nếu hàng hoá thừa là thuộc quyền sở hữu của đơn vị khác, thì giá trị hàng hoá thừa ghi Nợ TK 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữa hộ, nhận gia công (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Sau đó khi trả lại hàng hoá cho đơn vị khác ghi có TK 002.
c. Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
d. Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý hàng hoá thừa, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các Tài khoản liên quan.



TK 152: Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:
Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi sổ bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;
- Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Nếu số hao hụt chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).

Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết).
- Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các TK liên quan.
- Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338 (3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).



TK 155: Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
- Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;
- Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý:
+ Nếu thiếu, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 155 - Thành phẩm.
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi sổ theo quyết định xử lý, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Nếu cá nhân phạm lỗi bồi thường bằng tiền)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương của cá nhân phạm lỗi)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường)
Có TK 138 - Phải thu khách hàng (1381).

Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
- Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;
- Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý:
+ Nếu thừa, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có các Tài khoản liên quan.

TÀI KHOẢN 153 : CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
8. Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất, hư hỏng, kế toán phải căn cứ vào nguyên nhân hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để xử lý như sau:
8.1. Nếu thừa, thiếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
8.2. Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân và người phạm lỗi, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
Khi có quyết định xử lý: Nếu người làm mất, hỏng phải bồi thường, ghi;
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Nợ TK 138 - Phải thu khách (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần thiếu hụt, mất, hư hỏng công cụ, dụng cụ còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381).
8.3. Trường hợp phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các TK liên quan.
 

trannhu0307

Member
Hội viên mới
Ðề: Hàng hóa khi nhận mà bị thiếu hoặc dư ( nằm trong định mức hao hụt) thì định khoản như thế nào ?

Xin chào cả nhà!
Mình có vấn đề này mong anh chị nào biết hướng dẫn giúp :
Khi công ty mua hàng hóa về , mà số lượng bị thiếu hoặc dư ( nhưng phần thiếu hoặc dư đó nằm trong định mức cho phép)
VD: Mua 1000kg gạo , nhận được chỉ có 990kg, thiếu 10 kg ( nằm trong định mức hao hụt).
Hoặc là mua 1000kg, nhận được 1020 kg , dư 20 kg ( nằm trong định mức hao hụt)
Vậy mình định khoản như thế nào cho số lượng dư hoặc thiếu đó. Và như vậy có làm thay đổi đơn giá nhập kho hay không ?
Mong được chỉ giáo ! Cảm ơn mọi người.
trường hợp 1: ví dụ xem như gạo là nguyên vật liệu nhập về để sx bia, rượu:
mua 1000kg, nhận 990kg, thiếu hụt 10kg nằm trong định mức thì đk: Nợ TK632 / Có TK 152
còn nếu thiếu hụt 10kg nằm ngoài định mức thì: + Nếu chưa xác định đc nguyên nhân: N1381/C152
+ Khi có quyết định xử lý: Nợ TK liên quan / Có TK 1381
+Nếu xác định đc nguyên nhân: N111,112,1388,334../C152
Trường hợp thừa:
+nếu chưa xđ đc nguyên nhân: N152/C3381
+ khi có quyết định xử lý số thừa: N3381/Có các TK liên quan
+ Nếu phát hiện thừa và xác định đc nguyên nhân thừa là của các đơn vị khác: ghi đơn Nợ Tk002
+ khi trả lại đơn vị khác số thừa: ghi đơn Có Tk002
( trường hợp thừa thì làm gì phân biệt trong định mức hay ngoài định mức )
 

inlovemytom

New Member
Hội viên mới
Em cũng đang muốn hỏi trường hợp này ah.
Bên em nhập khẩu thép từ mỹ. Lúc hàng lên tàu bên đấy sẽ cân và chi tiết khối lượng ở Packing list
Tuy nhiên, thời gian vận chuyển thường là 2 tháng và do thay đổi thời tiết nên khi nhập kho thì khối lượng sẽ thay đổi (trong định mức)
Lúc này hoạch toán phần thừa thiếu đấy như thế nào ah
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top