giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Khiconnb

Gấu bắc cực
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

em nhớ không nhầm thì chi phí mang đ góp vôn liên doanh sẽ làm tăng khoản đầu tư đó. nên em nghĩ chi phí vận chuyển kia mình sẽ ghi: nợ 222/nợ 133/ có 111 :D
Giá góp vốn = Giá Hội đồng đánh giá mà em !!!
 

Thích Đủ Thứ

Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Nói về hoạt động tài chính như khỉ còm thì khó lắm. doanh nghiệp nào lập gia trừ doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp xã hội thì chả nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Lấy ví dụ thanh lý các tài sản ko còn sử dụng ở cty thì đáp ứng hết cái định nghĩa đấy rồi. Mình có thắc mắc vì mình đọc thì thấy ghi là hoạt động tài chính là hoạt động là thay đổi quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay nhưng đi góp vốn thế này thì thấy nó chỉ thay đổi kết cấu của tài sản nên mình thắc mắc.
 

MUNA92

Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Theo cái quy định mới cái trường hợp đem góp vào liên doanh đồng kiểm soát phần lãi cho hết vào 711 mà không treo vào 3387 (một phần, tùy theo tỷ lệ %) như trước đây. Như vậy, nếu cái chênh lệch nó quá lớn vẫn ko được treo phân bổ dần ạ?
Với lại bên thuế sẽ xử lý thế nào? Bắt phân bổ hay cho 1 lần, nếu mà không theo cái mới thế thì lại liên quan đến thuế TNDN hoãn lại?
 

malanh2708

ĐẸP TRAI ĐÂU PHẢI LỖI
Hội viên được tín nhiệm
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Nói về hoạt động tài chính như khỉ còm thì khó lắm. doanh nghiệp nào lập gia trừ doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp xã hội thì chả nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Lấy ví dụ thanh lý các tài sản ko còn sử dụng ở cty thì đáp ứng hết cái định nghĩa đấy rồi. Mình có thắc mắc vì mình đọc thì thấy ghi là hoạt động tài chính là hoạt động là thay đổi quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay nhưng đi góp vốn thế này thì thấy nó chỉ thay đổi kết cấu của tài sản nên mình thắc mắc.
thắc mắc chỗ nào bạn ?
 

Thích Đủ Thứ

Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Thắc mắc là tại sao nghiệp vụ này ko làm thay đổi vốn chủ sở hữu và vốn vay như định nghĩa ở cm01 mà lại coi nó là hoạt động tài chính, để các chi phí liên quan tới nó như ví dụ của bạn ý đưa vào 635?
 

malanh2708

ĐẸP TRAI ĐÂU PHẢI LỖI
Hội viên được tín nhiệm
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Thắc mắc là tại sao nghiệp vụ này ko làm thay đổi vốn chủ sở hữu và vốn vay như định nghĩa ở cm01 mà lại coi nó là hoạt động tài chính, để các chi phí liên quan tới nó như ví dụ của bạn ý đưa vào 635?
bạn hiểu sai định nghĩa rồi
hoat động tài chính là mang tài sản đi góp vốn ( tài sản bao gồm tiền ( và tương đương tiền - 11x ) hàng tồn kho ( 15x ) và tài sản cố định
khi tham gia vào hoạt động tài chính thì những tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mình , nhưng lại thuộc quyền quản lý và sử dụng của đối tác , đổi lại mình sẽ thu đc lợi ích theo % lợi nhuận từ khoản vốn góp này từ đối tác
các nghiệp vụ phat sinh trong thời gian góp vốn dn mình k có quyền ghi nhận
và hết thời gian góp vốn , bạn sẽ thu lại về tài sản của mình
việc tương tự như bạn mang tiền đi gửi ngân hàng :santa: :santa: . tiền là của bạn :gatdau::gatdau: , ngân hàng quản lý và sữ dụng :ngaytho::ngaytho: . đến hạn ngân hàng trả lãi :muatumlum::muatumlum::muatumlum:

mỗi tội đối tác làm ăn k đc thì chả có xu nào đâu
do đó chi phí phát sinh ghi 635 , và lợi nhuận thu về vào 515
 

Thích Đủ Thứ

Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Bạn định nghĩa thế thì chỉ là kể ra 1 phần của hoạt động tài chính thôi. Mình vay vốn cg đc coi là hoạt động tài chính mà, chưa kể rất nhiều những hoạt động khác.
Mặt khác mình lấy ví dụ cty bạn mua cổ phiểu của một doanh nghiệp khác bằng tiền mà tiền đấy lại vẫn thuộc sở hữa của bạn? Lúc đó bạn chỉ sở hữa mỗi cái tờ giấy thôi. Bạn đi góp vốn thành lập một doanh nghiệp khác mà tài sản đó vẫn thuộc sở hữa của bạn?
Có lẽ bạn cg như mình chúng ta cứ làm theo những gì chế độ bảo.
Một vấn đề nữa là ví dụ ở #1 là góp vốn liên doanh thì ko thể ghi nợ là 221 hay 223 được. Mình muốn nhấn mạnh việc p có thêm đầu bài là góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vì hoạt động liên doanh còn gồm có: tài sản đồng kiểm soát, hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát. Mà tài khoản 222 thì chỉ dùng trong trường hợp thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
 

malanh2708

ĐẸP TRAI ĐÂU PHẢI LỖI
Hội viên được tín nhiệm
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Bạn định nghĩa thế thì chỉ là kể ra 1 phần của hoạt động tài chính thôi. Mình vay vốn cg đc coi là hoạt động tài chính mà, chưa kể rất nhiều những hoạt động khác.
Mặt khác mình lấy ví dụ cty bạn mua cổ phiểu của một doanh nghiệp khác bằng tiền mà tiền đấy lại vẫn thuộc sở hữa của bạn? Lúc đó bạn chỉ sở hữa mỗi cái tờ giấy thôi. Bạn đi góp vốn thành lập một doanh nghiệp khác mà tài sản đó vẫn thuộc sở hữa của bạn?
Có lẽ bạn cg như mình chúng ta cứ làm theo những gì chế độ bảo.
Một vấn đề nữa là ví dụ ở #1 là góp vốn liên doanh thì ko thể ghi nợ là 221 hay 223 được. Mình muốn nhấn mạnh việc p có thêm đầu bài là góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vì hoạt động liên doanh còn gồm có: tài sản đồng kiểm soát, hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát. Mà tài khoản 222 thì chỉ dùng trong trường hợp thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
Mang tài sản góp vốn là ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
tức tiền và tài sản của doanh nghiệp ( pháp nhân ) ở trong doanh nghiệp mới là CHỦ ĐẦU TƯ , lợi ích là % trên LỢI NHUẬN
( = cổ phiếu )
còn hoạt đông đi vay , cho vay là hoat động CHỦ NỢ và CON NỢ , lơi ích thu đc theo % LÃI SUẤT ( trái phiếu )

việc mang tiền mua cổ phiếu thì tiền vẫn là của bạn , và tờ giấy đó là giấy chứng nhận quyền sở hữu của bạn với tài sản tiền góp vốn đó vào cty , dựa vào làm ăn lãi lỗ của cty đó , bạn vẫn rút vốn = cách mua bán lại tài sản đó

nói dễ hiễu là hđ tài chính là tài sản ra ngoài cty đi làm trong đó :

+ đầu tư tài chính là ra ngoài kinh doanh , buôn bán , kiếm lợi nhuận mang về , đc nhiều ăn nhiều ...................
+ còn các hđ tài chính khác là đi làm công ăn lương , đến tháng lãnh tiền........................
 

loinx

New Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Tại sao các bác quan trọng hóa vấn đề thế nhỉ? Các bác đã ghi giảm 211 thì đây chính là thanh lý tài sản còn gì (chỉ khác ở chỗ là không nhận tiền mà được ghi nhận bằng một khoản đầu tư tài chính). Thế thì các chi phí liên quan cho vào 811 là hợp lý rồi.
 

malanh2708

ĐẸP TRAI ĐÂU PHẢI LỖI
Hội viên được tín nhiệm
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Tại sao các bác quan trọng hóa vấn đề thế nhỉ? Các bác đã ghi giảm 211 thì đây chính là thanh lý tài sản còn gì (chỉ khác ở chỗ là không nhận tiền mà được ghi nhận bằng một khoản đầu tư tài chính). Thế thì các chi phí liên quan cho vào 811 là hợp lý rồi.
ừ thì có sao đâu ..................
vđ là ghi nhận 811 , doanh thu tương ứng 515 , sẽ làm thiệt hại cho dn
-1 là sai quan hệ đối ứng cặp tk
-2 là phần chi phí 635 sẽ k đc khấu trừ ra khỏi thuế tndn , bạn nhé
là thế thì cơ quan thuế sẽ cười vào mặt bạn vừa cảm ơn " sự đóng góp " bạn cho doanh số của họ , chứ sao đâu
 

loinx

New Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

ừ thì có sao đâu ..................
vđ là ghi nhận 811 , doanh thu tương ứng 515 , sẽ làm thiệt hại cho dn
-1 là sai quan hệ đối ứng cặp tk
-2 là phần chi phí 635 sẽ k đc khấu trừ ra khỏi thuế tndn , bạn nhé
là thế thì cơ quan thuế sẽ cười vào mặt bạn vừa cảm ơn " sự đóng góp " bạn cho doanh số của họ , chứ sao đâu
Không hiểu ý bác ở đấy đang nói về cái gì. Còn quan điểm của mình đối với nghiệp vụ này là:
- Thứ nhất, các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản đó đi góp vốn thì phải ghi nhận vào 811 và đương nhiên nó tương ứng với phần 711 thu về được do giá trị đánh giá lại cao hơn giá trị còn lại của tài sản (Cái này chắc thuế nó không loại đâu đúng không bác?).
- Thứ 2, các khoản lãi/lỗ từ hoạt động đem tài sản đi đầu tư (được phân phối từ đơn vị mà mình góp tài sản) thì tất nhiên phải ghi nhận vào 635 và 515.
 

Huyenlady891

New Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

chi phí đi góp vốn liên doanh trong trường hợp là tài sản cố định thì vào tk 811 chứ các bác>>>
 

malanh2708

ĐẸP TRAI ĐÂU PHẢI LỖI
Hội viên được tín nhiệm
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Không hiểu ý bác ở đấy đang nói về cái gì. Còn quan điểm của mình đối với nghiệp vụ này là:
- Thứ nhất, các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản đó đi góp vốn thì phải ghi nhận vào 811 và đương nhiên nó tương ứng với phần 711 thu về được do giá trị đánh giá lại cao hơn giá trị còn lại của tài sản (Cái này chắc thuế nó không loại đâu đúng không bác?).
- Thứ 2, các khoản lãi/lỗ từ hoạt động đem tài sản đi đầu tư (được phân phối từ đơn vị mà mình góp tài sản) thì tất nhiên phải ghi nhận vào 635 và 515.
theo tớ nghĩ thì
1 -chi phí phát sinh khi đầu tư tài chính 128 , 228 ghi nhận 635 , lí do ? chuẩn mực kế toán quy định như thế , việc ghi nhận 811 là sai có hệ thống => sẽ bị cười khi làm kế toán ai lại làm như thế
2 -doanh thu phát sinh 515 trong các hoạt động tài chính là thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp , ghi vào 711 => cười vì sự nghiếp cống mình cho thuế
 

malanh2708

ĐẸP TRAI ĐÂU PHẢI LỖI
Hội viên được tín nhiệm
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Tại sao các bác quan trọng hóa vấn đề thế nhỉ? Các bác đã ghi giảm 211 thì đây chính là thanh lý tài sản còn gì (chỉ khác ở chỗ là không nhận tiền mà được ghi nhận bằng một khoản đầu tư tài chính). Thế thì các chi phí liên quan cho vào 811 là hợp lý rồi.
giảm 211 là từ tài sản tham gia hoạt động kinh doanh thành tài sản tham gia họa động tài chính . tức tính chất nghiệp vụ và hình thức nv khác nhau
 

Thích Đủ Thứ

Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

theo tớ nghĩ thì
1 -chi phí phát sinh khi đầu tư tài chính 128 , 228 ghi nhận 635 , lí do ? chuẩn mực kế toán quy định như thế , việc ghi nhận 811 là sai có hệ thống => sẽ bị cười khi làm kế toán ai lại làm như thế
2 -doanh thu phát sinh 515 trong các hoạt động tài chính là thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp , ghi vào 711 => cười vì sự nghiếp cống mình cho thuế
Cho mình hỏi:
1, Chuẩn mực nào, và điều nào trong chuẩn mực này quy định như vậy? bạn trích dẫn cho mọi người tham khảm được ko?
2, Đồng ý là lợi nhuận sau thuế được chia thì ko phải chịu thuế tndn ở bên góp vốn liên doanh nữa, nhưng doanh thu phát sinh 515 trong các hoạt động tài chính là thu nhập dc miên thuế tndn thì ko ổn, lãi tiền gửi hạch toán vào 515 có được miễn thuế ko? Hạch toán 711 ko đúng chuẩn mực như bạn nói đi nhưng tại sao lại ko được miễn thuế, có văn bản nào của cơ quan thuế hay cao hơn là bộ tài chính quy định là hạch toán như vậy thì không được miễn thuế ko? nếu có bạn cg trích dẫn luôn cho mọi người biết.

- sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, ko làm tất cả theo lời vợ dặn - ^_^
 

loinx

New Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

giảm 211 là từ tài sản tham gia hoạt động kinh doanh thành tài sản tham gia họa động tài chính . tức tính chất nghiệp vụ và hình thức nv khác nhau
Một khi đã đưa tài sản đi đầu tư thì lúc đó nó đã là tài sản của đơn vị mình đầu tư. Ở đây không có khái niệm chuyển tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thành tài sản tham gia hoạt động tài chính đâu bạn ạ. Lúc này, mình đã không theo dõi tài sản này nữa, không trích khấu hao. Nói tóm lại là không trình bày tài sản này trên báo cáo tài chính nữa (kể cả các tài khoản ngoài bảng cũng không có cái loại nào là tài sản đã đem đi đầu tư tài chính đúng không ạ?). Bản chất nghiệp vụ này là TS tăng (các khoản đầu tư tài chính dài hạn) - TS giảm (tài sản cố định).
 

loinx

New Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

theo tớ nghĩ thì
1 -chi phí phát sinh khi đầu tư tài chính 128 , 228 ghi nhận 635 , lí do ? chuẩn mực kế toán quy định như thế , việc ghi nhận 811 là sai có hệ thống => sẽ bị cười khi làm kế toán ai lại làm như thế
2 -doanh thu phát sinh 515 trong các hoạt động tài chính là thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp , ghi vào 711 => cười vì sự nghiếp cống mình cho thuế
Mình có một số góp ý về những ý kiến của bạn:
- Thứ nhất, chuẩn mực là để hướng dẫn không phải quy định. Chế độ kế toán hay cái mà bạn hay gọi là quyết định 15 ấy, đấy mới là các quy định đối với kế toán.
- Thứ 2, bạn nói các chi phí phát sinh khi đầu tư tài chính ghi nhận vào 635. Bạn có thể trích dẫn quy định hoặc có thể là hướng dẫn của chuẩn mực hộ mình được không?
- Thứ 3, mình không nói 811 là dùng để ghi nhận các chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính mà mình nói là nó dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến thanh lý tài sản (như mình đã nói từ đầu bản chất của nghiệp vụ mang tài sản đi đầu tư là thanh lý tài sản).
 

Thích Đủ Thứ

Member
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Mình có một số góp ý về những ý kiến của bạn:
- Thứ nhất, chuẩn mực là để hướng dẫn không phải quy định. Chế độ kế toán hay cái mà bạn hay gọi là quyết định 15 ấy, đấy mới là các quy định đối với kế toán.
- Thứ 2, bạn nói các chi phí phát sinh khi đầu tư tài chính ghi nhận vào 635. Bạn có thể trích dẫn quy định hoặc có thể là hướng dẫn của chuẩn mực hộ mình được không?
- Thứ 3, mình không nói 811 là dùng để ghi nhận các chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính mà mình nói là nó dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến thanh lý tài sản (như mình đã nói từ đầu bản chất của nghiệp vụ mang tài sản đi đầu tư là thanh lý tài sản).
Tớ thì tớ nghĩ thế này:
1, chuẩn mực gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán để ghỉ sổ kế toán, lập bctc. Thế quyết định 15 hay gì đó, tức là chế độ kế toán hướng dẫn cách hạch toán cụ thể, gọi là quy định hay là gì thì cg phải phù hợp với chuẩn mực kế toán.
2, ở topic này cụ thể là hạch toán trường hợp góp vốn liên doanh, mà dùng tk 222, thì bạn đọc lại tk 222 ở chế độ sẽ thấy quy định toàn bộ các chi phí liên quan tới hoạt động góp vốn liên doanh p hạch toán vào tk 635.
3, tớ ko nghĩ là bản chất của nghiệp vụ mang tài sản đi đầu tư là thanh lý tài sản. Thanh lý tài sản là bạn bán đứt nó đi, còn mang tài sản đi đầu tư, trong trường hợp này là mang tscd góp vốn liên doanh, khi kết thúc thời hạn liên doanh, thì bạn có thể thu hồi lại tài sản này. Theo dõi và hạch toán giống nhau ở chỗ thanh lý và mang tài sản đi đầu tư đều phải ghi giảm tài sản, còn khác nhau là thanh lý tài sản thì giá trị còn lại hạch toán vào 811, còn mang tài sản đi góp vốn thì phần hạch toán vào 811 là phần chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị đánh giá, khi thu hồi tài sản này lại theo dõi và ghi tăng tài sản.
 

malanh2708

ĐẸP TRAI ĐÂU PHẢI LỖI
Hội viên được tín nhiệm
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Mình có một số góp ý về những ý kiến của bạn:
- Thứ nhất, chuẩn mực là để hướng dẫn không phải quy định. Chế độ kế toán hay cái mà bạn hay gọi là quyết định 15 ấy, đấy mới là các quy định đối với kế toán.
1 . chuẫn mực là nền tảng của hệ thống tài chính , chuẫn mực kế toán việt nam cũng chỉ là 1 dạng dịch lại từ chuẩn mực kế toán thuế giới ( phía sau là hệ thống kế toán mỹ ) . các thông tư , nghị định chỉ là việc hướng dẫn thi hành theo luật tại việt nam . luật và quyđịnh cũng k trái chuẩn mưc
việc tuân thủ chuẩn mực sẽ giúp báo cáo tài chính hợp nhất về cty mẹ đơn giản hơn ,
2 >
- Thứ 2, bạn nói các chi phí phát sinh khi đầu tư tài chính ghi nhận vào 635. Bạn có thể trích dẫn quy định hoặc có thể là hướng dẫn của chuẩn mực hộ mình được không?
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Khoản đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được hạch toán vào TK 222 khi nhà đầu tư có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư. Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.

2. Về nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản vốn góp liên doanh theo 3 hình thức: Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát; Tài sản đồng kiểm soát; Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 08 "Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh" (Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003). Tài khoản 222 "Vốn góp liên doanh" chỉ sử dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát mà không phản ánh khoản đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh dưới hình thức: hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát.

3. Giá trị vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phản ánh trên tài khoản này phải là giá trị vốn góp được các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá và chấp thuận trong biên bản góp vốn.

4. Trường hợp góp vốn liên doanh bằng vật tư, hàng hóa:

- Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa cao hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được xử lý như sau:

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa xác định là vốn góp cao hơn giá trị ghi sổ kế toán thì được hạch toán ngay vào thu nhập khác trong kỳ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh.

+ Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa xác định là vốn góp cao hơn giá trị ghi sổ kế toán tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán số vật tư, hàng hóa cho bên thứ ba độc lập, khoản doanh thu chưa thực hiện này được kết chuyển vào thu nhập khác.

- Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.

5. Trường hợp góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định:

- Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ cao hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được xử lý như sau:

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh thì được hạch toán ngay vào thu nhập khác

+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh sẽ được hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Hàng năm, khoản doanh thu chưa thực hiện này (Lãi do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh) được phân bổ dần vào thu nhập khác căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng.

- Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ thấp hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.

6. Khi thu hồi vốn góp liên doanh, căn cứ vào giá trị vật tư, tài sản và tiền do cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trả lại để ghi giảm số vốn đã góp. Nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được ghi nhận là một khoản chi phí tài chính. Nếu giá trị thu hồi cao hơn số vốn đã góp thì khoản lãi này được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính.

7. Lợi nhuận từ kết quả đầu tư góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là khoản doanh thu hoạt động tài chính và được phản ánh vào bên Có Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”. Số lợi nhuận chia cho các bên tham gia liên doanh có thể được thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán từng phần theo mỗi kỳ kế toán và cũng có thể giữ lại để bổ sung vốn góp liên doanh nếu các bên tham gia liên doanh chấp thuận.

Các khoản chi phí về hoạt động liên doanh phát sinh tại các bên góp vốn (Nếu có) được phản ánh vào bên Nợ TK 635 “Chi phí tài chính”.

8. Các bên góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn góp của mình trong liên doanh. Trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn số vốn đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát thì chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn được phản ánh vào bên Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”. Ngược lại, nếu giá trị chuyển nhượng thấp hơn số vốn đã góp thì số chênh lệch là lỗ do chuyển nhượng vốn được phản ánh vào bên Nợ TK 635 “Chi phí tài chính”.

9. Đối với cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, khi chuyển nhượng phần vốn giữa các bên tham gia liên doanh thì các chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng của các bên không hạch toán trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát mà chỉ theo dõi chi tiết nguồn vốn góp và làm thủ tục chuyển đổi tên chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.

10. Các bên tham gia liên doanh hoặc đối tác khác mua lại phần vốn góp của các bên khác trong liên doanh, thì phản ánh phần vốn góp vào liên doanh theo giá thực tế mua (Giá mua phần vốn góp này có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi sổ sách của phần vốn góp được chuyển nhượng tại thời điểm thực hiện việc chuyển nhượng).

11. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản vốn đã thu hồi, chuyển nhượng.

( trích từ "Chế độ kế toán doanh nghiệp " - Phần " Hạch toán kế toán " - Muc " Tài sản dài hạn / Tài khoản 222: Góp vốn liên doanh" ) Sách bán tại các nhà trách trên cả nước

3 . Bạn kia đã nói , tớ sẽ k nói thêm sẽ thành dư thừa
 

malanh2708

ĐẸP TRAI ĐÂU PHẢI LỖI
Hội viên được tín nhiệm
Hội viên mới
Ðề: giúp mình định khoản nghiệp vụ này với!!!

Một khi đã đưa tài sản đi đầu tư thì lúc đó nó đã là tài sản của đơn vị mình đầu tư. Ở đây không có khái niệm chuyển tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thành tài sản tham gia hoạt động tài chính đâu bạn ạ. Lúc này, mình đã không theo dõi tài sản này nữa, không trích khấu hao. Nói tóm lại là không trình bày tài sản này trên báo cáo tài chính nữa (kể cả các tài khoản ngoài bảng cũng không có cái loại nào là tài sản đã đem đi đầu tư tài chính đúng không ạ?). Bản chất nghiệp vụ này là TS tăng (các khoản đầu tư tài chính dài hạn) - TS giảm (tài sản cố định).
Chuyển từ 211 -> 222 , chỉ là 1 dạng góp vốn cho cty đầu tư , hết hạn dn lại thu về , tài sản k mất đi
tài sản chuyển từ dạng trực tiếp tham gia hđ sản xuất tại cty , thành 1 phần vốn góp tại đối tác
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top