Duyên nghiệp

kethahuong

Member
Hội viên mới
Sợi Dây Duyên Nghiệp



Hôn nhân có nguồn gốc từ tiền kiếp. Ở kiếp này khi hai người nam nữ cùng nhau đi đến hôn nhân vợ chồng, quyết định sống bên nhau trọn đời thì thật ra điều đó không có nghĩa là điều mới được quyết định. Theo thuyết luân hồn, chính nhân duyên từ kiếp trước đã là quyết định. Như thơ của Nguyễn Du đã nói: "Có nhân duyên, có vợ chồng".
Ông Lê Xuân Nghĩa là một giáo viên đã kể một câu chuyện mà ông bảo rằng hoàn toàn có thật về người chị của mình tên là Lê thị Mỹ. Chị Mỹ người Mỹ Tho, sinh năm 1938. Chị là người tuy không đẹp nhưng rất có duyên. Nhiều chàng trai trong vùng ngấp nghé và nhiều nơi đến dạm hỏi nhưng chị không quan tâm. Mỗi lần gia đình hối thúc việc chồng con thì chị lại cương quyết từ chối bằng câu: "con đã có chồng và con phải đi tìm anh ấy". Gia đình anh Nghĩa cứ tưởng chị Mỹ nói đùa nhưng rồi một hôm cả nhà đang ngồi ăn cơm, chị Mỹ tuyên bố: "Chồng con hiện đang bị giam ở khám Chí Hòa, con phải đi thăm anh ấy..." Cả nhà điều ngạc nhiên vô cùng khi nghe chị Mỹ nói, sự ngạc nhiên càng gia tăng khi chị Mỹ kể chi tiết câu chuyện như sau:
Nhiều đêm nằm ngủ cô thường mơ thấy một người, người này cao và ốm, gương mặt choắt, đôi lông mày rậm, cổ đeo sợi dây chuyền có gắn cái vòng và giữa vòng là một chữ A hoa. Mặt người ấy luôn luôn buồn và mỗi lần người ấy hiện ra trong giấc mơ là cô lại nghe văng vẳng bên tai lời nói thì thầm: "người này là chồng của cô đó". Mấy tháng nay cô lại mơ thấy anh ấy. Lần này trông anh ta ốm yếu hơn, tội nghiệp hơn, cô lại nghe văng vẳng bên tai lời nói lạ lùng ấy: "Chồng cô đã bị tù và hiện bị giam ở khám Chí Hòa, phải tìm cách đến thăm anh ấy không thì quá muộn... anh ấy tên là Phan Thái An..." Liên tiếp nhiều đêm cô đều mơ một giấc mơ như thế và cô tỏ ý muốn đi thăm người chồng trong giấc mộng với lòng quyết tâm lạ lùng của cô. Người nhà lúc đầu không chịu nhưng anh Nghĩa là một giáo viên, anh lại là người sống nội tâm và hay tìm hiểu về các vấn đề siêu linh, nhà anh sách vở nhiều như một thư viện nhỏ, và chính anh đã thuyết phục gia đình và chịu dẫn chị Mỹ lên Sài Gòn đến khám Chí Hòa thăm người "anh rể" trong mộng của chị mình. Tại Sài Gòn, hai chị em trú tại nhà một người bà con ở đường Trương Minh Giảng chờ đi thăm nuôi. Chị Mỹ có vẻ sốt ruột mong sớm gặp mặt "người chồng trong mộng". Ngày thăm nuôi, hai chị em dậy sớm để đi cho kịp giờ. Chị Mỹ đã mua đủ thứ để bới xách, vì thật sự chị cũng chưa biết "anh ấy" thích món ăn gì và cần thứ gì. Khi gặp nhân viên lo việc thăm viếng thân nhân ở trại giam, chị Mỹ xin được gặp anh Phan Thái An để thăm nuôi. May mắn người giữ trật tự là học trò cũ của anh Lê Xuân Nghĩa nên chị được phép gặp người tù Phan Thái An dễ dàng. Mười phút sau anh An xuất hiện sau vòng dây kẽm gai và rồi người học trò dẫn anh ta ra gặp hai chị em tại phòng thăm nuôi. Thật là một cuộc thăm viếng lạ kỳ, không ai biết ai, chỉ có một mình chị Mỹ là nhận ra anh An mà thôi. Anh An cũng ngơ ngác không hiểu gì cả trong khi chị Mỹ nước mắt lưng tròng. Anh Nghĩa vội kể lại câu chuyện mà chị Mỹ đã kể cho anh An nghe. Nghe xong câu chuyện, anh An vẫn không hiểu ất giáp gì cả nhưng tỏ vẻ cảm động. Chị Mỹ đột nhiên nhìn vào mắt anh An và hỏi: " Trước khi anh bị bắt, anh có đeo sợi da6y chuyền ở cổ không?" Anh An ngạc nhiên trả lời: "Có. Sao cô biết?" Chị Mỹ lại hỏi: "Trên sợi dây chuyền có mang cáng cái vòng và giữa vòng có chữ A hoa, phải không?" Anh An đáp: "Phải." Câu chuyện đã khiến cho Nghĩa và anh An vô cùng kinh ngạc. Anh Nghĩa nói:
- Dù câu chuyện thế nào thì sự thật vẫn có anh An đó và chị tôi đây, biết đâu đó là vấn đề có liên qua đến kiếp trước của anh và chị tôi. Anh đừng ngại ngùng chi về cuộc viếng thăm này và nên nhận chút quà mà chị em đã đem từ Mỹ Tho lên. Anh An vô cùng cảm động, anh nói:
- Tôi bị bắt oan, người ta nghi tôi là Cộng Sản nằm vùng vì có liên hệ tới một người hoạt động cho Cộng Sản, anh ấy là bạn tôi nhưng tôi không biết anh ta là Cộng Sản, tôi thường đi chơi và chụp hình chung với anh ấy nhưng không ngờ mỗi chuyến đi, anh ta đều chuyển tài liệu mật cho mật khu...
Câu chuyện không chấm dứt ở đó vì hai tháng sau, chị Mỹ nghe người ta đã chuyển toán tù nhân Cộng Sản về giam ở đảo Côn Sơn trong đó có anh An. Trên đường di chuyển không hiểu sao anh An lại có thể nhảy được ra khỏi xe trốn thoát, nhưng vì xe chạy nhanh quá nên anh đã chết. Từ đó chị Mỹ như người mất hồn và mãi 6 năm sau, tức là vào năm 36 tuổi chị mới lấy chồng.
Ðoàn Văn Thông


Lời bàn:
Nhân Quả Luân Hồi.
Tuy nhiên "Nhân" ko thể từ mình sinh ra "Quả" mà phải có "Duyên" trợ lực
Chẳng hạn gieo một hạt dưa "Nhân" phải có đất, hơi ẩm, ánh nắng mặt trời, phân bón "Duyên" để mọc thành cây ra Hoa kết trái "Quả" .Nhưng nếu gặp "Nhân" xấu, tức ngoại cảnh ko thích hợp thì cái "Duyên " kia phải hư thối mục nát.
Thành thử "Cùng một "Nhân" mà khác "Duyên" sẽ ko sinh ra "Quả giống" nhau đc, ngược lại cùng một "Duyên" mà khác "Nhân" cũng ko thể sinh ra cùng một loại "Qủa".
Con người ta sống trong cõi nhân gian ko thể ko ko chịu chung một định luật "Nhân Quả" ấy
 

tiensinh

Member
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

Một câu chuyện tình thật cảm động, pha chút duy tâm và một lời bàn đáng suy ngẫm!
 

kethahuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

Ông Già Họ Mã Mua Ngựa hay là Miệng Thế Gian

Nhà họ Mã ngày trước chuyên nghề nuôi dạy ngựa và bán ngựa. Có một dạo gia đình ông suy sụp vì con ông bị bệnh nặng, đã vét hết tiền trong nhà mà con ông vẫn không khỏi. Ông bán hết số ngựa nuôi để thang thuốc cho con. Con ông sống được. Từ đó ông bắt đầu dành dụm, tằn tiện được một số tiền.

Ngày nọ Mã ông nghe ở Hương Lâm có bán một giống ngựa quý, ông đến nơi đó xem tướng ngựa thật kỹ, biết đó là giống ngựa hay, thuộc loại Hoàng Phiêu, mặc dù nó có phần hơi gầy. Mã ông thích quá, nên chịu mua với giá đắt. Ông về nhà bàn lại với con:

- Phụ thân xem biết nó rất quý, dù hơi gầy, thuộc giống Hoàng Tuyết Phiêu của người Khương. Nhà ta gây được giống này sẽ làm giàu không mấy hồi. Ngặt vì xa ngót ngày đường, qua đèo truông e có cướp, nên cha con ta cùng đi.

Hai cha con họ Mã thử ngựa và ngả giá xong, tra yên cương, cha con đồng lên ngựa ra về, lòng thấy hoan hỉ.

Họ đi qua một xóm nhà, Mã ông khiêm tốn cho ngựa đi nước kiệu, dân làng đón ông lại nói:

- Mã lão! Ông là người nuôi ngựa, sao không biết thương ngựa? Con ngựa gầy thế kia, còn cha con ông cọp ăn bảy ngày không hết, nỡ nào cả hai lại đè trên mình nó?

Ông Mã nói với con mình:

- Họ nói phải đấy con ạ! Vậy cha nhường cho con cưỡi. Cha cầm cương cho.

Thế là một mình Mã công tử ngồi ngựa, ông Mã đi bộ theo. Họ yên tâm đi xóm nhà khác, bây giờ trời đã khá trưa, những người ngồi mát trên đường thấy cảnh cha con họ Mã như vậy, họ kéo ra đón đầu ngựa, xỉ vả người con:

- Ai dạy công tử về cách hiếu đạo như thế? Con thì ngồi ngựa kênh kiệu, để cha chạy bộ theo đổ mồ hôi! Qua cánh đồng kia có học hiệu Khổng Môn, chắc họ đánh công tử trào máu ra mất!

Mã công tử lật đật nhảy xuống ngựa, chắp tay thưa với cha:

- Họ nói phải đấy cha ạ! Nãy giờ con cũng khỏe rồi, cha hãy cưỡi nó cho đỡ mệt.

Người cha lên ngựa đi, ngang qua "Khổng Môn học hiệu", một số học trò ở đó biết mặt ông già, chúng chạy lại đón ông nói:

- Mã lão bá! Lão bá lâu nay mạnh giỏi chứ? Nghe nói lệnh lang lâu nay bệnh thập tử nhất sinh, nay mới vừa hơi bình phục lão bá để lệnh lang nhọc nhoài cho đành.

Mã lão nhảy xuống ngựa nhìn con rồi thì thầm:

- Kể ra họ nói cũng phải. Kể không còn bao xa, ta dắt ngựa đi vậy.

Hai cha con xuống ngựa dắt bộ, hồi lâu đến xóm khác, có ai đó nhìn ngựa rồi chửi:

- Đúng là cha con một lão vô học. Đây là giống Hoàng Tuyết Phiêu, một loại thiên lý mã, mua về để cưỡi hoặc làm giống, nào phải mua về để thờ, sao có ngựa lại không cưỡi?

Cha con họ Mã thiếu điều muốn khóc. Lão nói với con:

- Cưỡi ngựa cũng bị chửi, mà không cưỡi cũng bị chửi! Ta chịu hết nổi! Thôi thả quách cho xong!

Hai người dắt đi một đoạn cho khuất mắt mọi người, rồi tháo cương, cởi yên, đánh một roi, ngựa dong tuốt vào rừng mất dạng. Về đến nhà, bà cụ nghe đón đầu ngõ. Ông cụ thuật lại mọi chuyện. Bà cụ nghe qua đấm vào đầu bình bịch, vừa khóc vừa nói:

- Ngu sao là ngu! Có bao nhiêu vét đi mua ngựa, rồi thả ngựa đi! Xưa nay miệng lưỡi thế gian. Việc mình mình cứ làm, chiều ý, nghe lời họ làm gì? Rồi đây lấy gì mà sinh sống, lấy gì mà cưới vợ cho con? Ngu ơi la ngu! ...

Lời Bàn:

Quả là, không "ở sao cho vừa lòng người"! Ông già họ Mã hiền hậu đến mức thiếu tự tin. Những người ngoài nhìn vào làm sao hiểu được tình trạng của họ Mã và con ngựa kia như thế nào? Ý kiến nào họ nói cũng phải, nhưng trước nhất họ Mã phải biết đánh giá được cái việc của mình. Tục ngữ có câu: "Chín người mười ý", thì ý thứ mười là ý mình vậy. Mua ngựa là quyết tâm, mà giữ được "quyết tâm" (chỉ con ngựa) là thiếu quyết định. Thiếu một trong hai cái đều hỏng.
(ST)
 

MHT

SÁMHỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

Hoa đào năm ngoái …




Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa đưa nước cho chàng. Nàng đẹp, duyên dáng, e lệ. Chàng đưa tay tiếp lấy bát nước. Đôi tay trai gái chạm nhau. Nàng ngượng ngùng, cúi mặt xuống. Đôi má hây hây đỏ như đóa hoa đào. Chàng rụt rè, ngượng nghịu. Đoạn từ giã đi.
Nhưng rồi đèn sách và mộng công hầu không xóa mờ hình bóng của giai nhân. Đào Hoa Trang vẫn gợi lên một hình ảnh đầm ấm trong trí não, khiến lòng chàng nho sinh chan chứa biết bao tình cảm mặn nồng...
Rồi năm sau, ngày hội du xuân đến. Thôi Hộ tìm đến Đào Hoa Trang. Cảnh cũ còn đó, nhưng con người xưa vắng bóng. Cửa đóng then cài. Chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ phe phẩy theo gió xuân như mỉm cười, chào đón khách du xuân.
Ngẩn ngơ, thờ thẫn trước cảnh cũ quạnh hiu, Thôi Hộ ngậm ngùi:
- Hay là nàng đã về nhà chồng!
Từng bước một, chàng quay bước trở ra. Lòng cảm xúc vô hạn, rồi muốn ghi lại mấy dòng tâm tư của mình, chàng thảo mấy câu thơ trên cửa cổng:

Năm ngoái ngày này vẫn cửa trong,
Hoa đào mặt ngọc đối vầng hồng.
Mặt hoa nay biết đi đâu vắng?
Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông.
Nguyên văn:
Khứ niên kim nhựt thử môn trung,
Nhơn điện đào hoa tương ánh hồng.
Nhơn điện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Chiều đến, nàng thiếu nữ họ Đào cùng thân phụ đi viếng người thân trở về. Nàng theo sau cha, chợt nhìn lên cổng thấy bốn câu thơ, nét chữ tinh xảo, ý thơ dồi dào, nàng hiểu rõ tâm tình của khách du xuân năm ngoái. Nàng buồn bã thở dài, hối tiếc duyên vừa gặp gỡ lại khéo bẽ bàng.
Rồi ngày này sang ngày khác, nàng thiếu nữ họ Đào vẫn tựa mình bên cửa cổng, mong đợi và hy vọng người khách hào hoa phong nhã xin nước năm xưa. Nhưng ngày lại ngày qua, mấy lần bóng chiều xuống, bóng người xưa chẳng thấy mà chỉ thấy vài cánh chim chiều bạt gió, lẻ loi từ ngàn phương kêu bạn đổ về bằng một giọng não nùng...
Nàng âm thầm gạt lệ. Nhưng lệ vẫn trào lên khóe mắt, đẫm lên đôi má. Rồi đông qua xuân đến, hè lại thu sang, lá rơi rụng bay lả tả phủ đầy thềm. Trời thu hiu hắt. Cảnh sắc thu thêm giục khách sầu đau. Rồi mỗi khi xuân về, ánh thiều quang ấm áp, ủ ấp trên ngàn cây nội cỏ càng gợi lại nỗi nhớ nhung hình ảnh của ai làm dằng dặc cõi tâm tư.
Nàng cảm thấy đời hoàn toàn tuyệt vọng. Rồi từ ấy nàng bỏ ăn bỏ ngủ, thân hình tiều tụy, dung nhan võ vàng. Thân phụ ngày đêm lo lắng, tìm thầy thuốc. Nhưng nào biết đâu: "Nhược hữu lương y viên tuyệt mạng, tùng lai vô dược liệu tương tư" (Có thầy giỏi cứu được sự sống cho người, chớ không có thuốc chữa bịnh tương tư).
Biết không sống được, nàng đành thuật lại tâm sự của mình cho cha già nghe và xin tha tội bất hiếu. Người cha xúc động đau khổ cho số phần đen bạc của đứa con gái duy nhứt của mình. Nhìn thấy đứa con nằm thiêm thiếp trên giường như chờ đợi tử thần, ông lão thương con nóng lòng, đâm liều chạy tìm người đã đề thơ trên cổng. Nhưng hạc nội mây ngàn tìm đâu cho thấy.
Người cha đau khổ ấy bối rối, cứ chạy ra chạy vào, lòng mang một mong mỏi yếu đuối. Trong giờ phút cuối cùng may được gặp chàng trẻ tuổi xa lạ đã gây sóng gió bão tố trong gia đình ông mà giờ phút này, ông cho là vị cứu tinh của gia đình, nên ông lại chạy kiếm nữa...
Vừa ra khỏi cổng, bỗng chạm phải một người. Ông ngửng mặt nhìn. Đó là một thư sinh tuấn tú. Thấy ông, mặt mày giàn giụa nước mắt, cử chỉ hốt hoảng, chàng thư sinh thăm hỏi. Ông vừa bươn bả đi vừa kể lể. Nhưng kể chưa dứt câu chuyện, chàng thư sinh bỗng ôm mặt khóc. Ông lão lấy làm ngạc nhiên, chưa kịp hỏi thì chàng thư sinh nói:
- Tôi là Thôi Hộ, người đã đề bài thơ trên cổng...
Chàng chưa dứt lời, ông đã mừng rú lên rồi lôi sền sệt chàng vào nhà, đưa thẳng đến phòng.
Nhưng nàng thiếu nữ cũng vừa trút hơi thở cuối cùng.
Nhìn nàng thiếu nữ nặng tình yêu đã vì chàng mà vóc liễu tiều tụy, dung nhan võ vàng, chết một cách thảm thiết, chàng cảm động quá, quỳ bên giường, cầm lấy tay nàng. Chàng úp mặt vào mặt nàng, khóc nức nở!
Lạ thay, nước mắt của chàng rỏ xuống mặt nàng thiếu nữ họ Đào, thì nàng bỗng từ từ mở mắt ra đăm đăm nhìn chàng, trên môi điểm một nụ cười tươi thắm. Nàng đã sống lại. Ông già họ Đào mừng rỡ. Chàng thư sinh họ Thôi hớn hở vui tươi.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả Kim Trọng sau khi về Liêu Dương hộ tang chú, quay trở lại vườn Lãm Thúy để tìm Kiều, có câu:
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Đó là do điển tích trên.
(ST)
 

kethahuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

Bàn về Số Đào hoa

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gán cho anh nọ chàng kia là có số Đào hoa nhưng........
Người có số đào hoa thường may mắn có nhiều cơ hội đưa đến để xây dựng tình yêu, và tình yêu này có đưa đến hôn nhân vợ chồng hay không đó chính là cái nợ. Một người có số đào hoa có nhiều tình yêu chưa hẳn đã là điều may mắn, vì nếu người này không tỉnh táo trong vận số đào hoa có thể đưa đến hậu quả xấu ảnh hưởng đến sự nghiệp và gia đình đó chính là HỌA Đào Hoa.
Thế nhưng người không có số đào hoa chưa hẳn là điều bất hạnh, thường khó khăn lắm mới tìm kiếm được một mảnh tình vắt vai, và nếu có nợ với nhau lại thường có hạnh phúc lâu dài ít khi xãy ra cảnh dĩa bay chén bay vì tình cảm ngoại lai đưa vào. Vì vậy một người có vận số đào hoa không lo gì không có cơ hội để tìm kiếm tình yêu tốt đẹp
Thế nhưng đối với người không có số đào hoa, cơ hội thường không đến sớm vì vậy phải khôn khéo, nắm bắt cơ hội của mình đó chính là yếu tố nhân mệnh trong hôn nhân vậy.
Và câu trả lời là của chính bạn có số đào hoa hay không và có khả năng nuôi dưỡng tình yêu và HẠNH PHÚC hay không? Nếu bạn trả lời được câu hỏi này cũng chính là lời đáp nên nắm lấy tình yêu trái mộng hiện tại vậy. Và bạn cũng đã chuẩn bị tâm lý sau hôn nhân như một văn nhân nào đó đã từng nói: “Trong tình yêu và hạnh phúc không phải là hai người nhìn lại mình hay người đối diện, mà chính hai người nhìn về một hướng” Phải không các bạn?
 

kethahuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

ƯỚC MƠ VÀ DUYÊN SỐ
Trọn vẹn tình , trọn vẹn duyên vốn là ước mơ rấ ít khi thành sự thật của bất cứ đàn bà con gái nào .

Nhà văn Lê Quý Đôn trong bài văn sách nhan đề “ Lấy chồng cho đáng tấm chồng “ viết :

“ Em nay tuổi mới trăng tròn , tiết vừa hoa nở vâng lời sách hỏi , giải hết niềm đơn :

Em nghe rằng sen ngó đào tơ, may gặp hội hôn nhân chi phải lứa, chả chim cơm trắng vẫn mong giải cấu chi tốt đôi, chọn mặt gửi vàng dẫu ý ai cũng vậy.

Trộm nghĩ rằng rồng bay còn đợi đám mây , bắn bình tước phải đợi tay anh hùng . Lấy chúng em chi má đỏ hồng hồng , răng đen nhưng nhức chẳng những muốn cô tí dì nho chi dự , vẫn là mong chồng loan vợ phụng chi chung tình . Nếu có cú đậu cành mai , thời công trang điểm chẳng hoài lắm ru . Vậy nên sớm gửi tơ duyên , ai chẳng là ngọc đá vàng thau chi lừa lọc “.

Có thơ rằng :

Gương trời chi để phàm tay vuốt

Búa nguyệt sao cho đứa tục mài .

Nhưng đến khi bước vào thực tế thì mới hiểu duyên phận khác nhau hẳn với mơ ước .

Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần

Làm thân con gái mấy lần tơ vương

Chắc về đâu trong đục trong chờ

Hoa thơm mất tuyết nương nhờ vào đâu

Số em giầu lấy khó cũng giầu

Số em nghèo chín đụï mười trâu cũng nghèo

Phải duyên phải kiếp thì theo

Thân em có quản khó nghèo làm chi


Tình duyên là sự kết hợp của trai gái (có những trường hợp bệnh hoạn là tình duyên đồng tình ái giữa trai với trai (homosexuel) và gái với gái (lesbienne), ngoài mặt có vẻ là do người, nhưng kinh nghiệm thực tế cả bao ngàn năm cho thấ là không hoàn toàn do người mà do duyên kiếp.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng.

Có duyên với nhau thì dù ngàn trùng xa cách mà vẫn gặp được. Không có duyên với nhau thì đứng trước mặt mà vẫn không thấy. Những câu “Thiên tác chi hợp“ duyên trời se. “Duyên khiên“ duyên sui, “Thiên lý nhân duyên“ duyên thiên lý …. Đã trở thành những định luật cho sinh hoạt tình ái của xã hội loài người .

Đời tấn , truyện “Đông sàng viên phúc“ kể :

“Hoàng giám sai người sang nhà Vương Đạo để xem người kén rể. Vương Đạo mời sứ giả của Hoàng Giám vào nhà. Trở về, sứ giả thưa rằng: ”Bên nhà họ Vương, con trai đứa nào trong cũng khôi ngô tuấn tú, thấy tôi đến đứa thì chạy ùa ra, đứa thì lẫn tránh. Duy chỉ có một thằng thản nhiên nằm soa bụng hát nghêu ngao ở bên giường phía đông“.

Hoàng Giám bảo: ”Đó chính mới đáng mặt làm rễ ta“. Bèn hỏi họ tên thì là Vương Hi Chi, liền định ngày hứa hôn. Quả nhiên về sau Vương Hi Chi là một tay cái thế văn chương bút mặc. Từ đấy chàng rễ gọi là đông sàng“.

Cũng đời Tấn có truyện sau :

“Linh Hổ Sách mơ thấy mình đứng trên băng tuyết nói chuyện với ai đó nằm ở dưới băng tuyết, mới đem hỏi Sách Thẩm là một người giỏi thuật sổ. Thẩm nói: “Băng thượng nhân dữ băng hạ nhân, ngữ là đương nói chuyện với âm, sẽ có chuyện mai mối đấy, ông nên se duyên cho người, khi băng tuyết tan thì nhân duyên cũng thành“.

Quả nhiên mấy ngày sau, Điền Báo nhờ Linh Hổ Sách sang hỏi con gái Trương Công Vi. Linh Hổ Sách nhận lời và công việc êm đẹp. Mùa xuân có đám cưới. Do điển tích này nên người mai mối được gọi là “băng nhân“.


*


Đời Đường , truyên Lư Sinh kể:

“Từ Minh có cô con gái xinh đẹp sắp gả cho Lư Sinh nên chọn ngày lành tháng tốt cho con về nhà chồng. Đúng ngày vu quy mới gọi một “nữ vu“ (cô bói đồng) tới, bà mẹï nói: ”Tiểu nữ chiều nay về nhà chồng, nó lấy cậu Lư Sinh vẫn thường lui tới đây mà bà đã biết đó, vậy bà xem Lư Sinh có phải là người phúc phận dầy hay mỏng ?“

Nữ vu đáp: ”Lư Sinh là anh chàng có bộ râu đẹp đấy phải không ?“ Bà mẹ gật đầu

Nữ vu bảo: ”Người ấy không phải là con rễ của phu nhân. Con rễ phu nhân mặt trắng và không râu mới đúng“.

Bà mẹ kinh ngạc nói: ”Vậy con gái tôi chiều nay có lên kiệu hoa không“ Nữ vu đáp: ”Có“.

Bà mẹ hỏi :” Đã có thì sao lại chẳng phải là cậu Lư Sinh ? “

Nữ vu nói:” Không hiểu, chỉ biết Lư Sinh không phải là con rễ phu nhân “.

Một chập sau , nhà Lư Sinh đem lễ vật vào . Bà mẹ nổi giận đuổi nữ vu ra khỏi nhà . Nữ vu tới cửa quay lại bảo :” Buổi chiều chuyện mới xảy ra , tôi đâu dám nói láo “.

Đến chiều Lư Sinh ngồi xe tới , cúi đầu lễ ông bà nhạc , hai họ phân ngồi chủ khách .

Chẳng ngờ chưa được mấy phút , Lư Sinh bỗng chạy ra cửa nhẩy lên ngựa phóng như bay . Quan khách chẳng một ai hiểu duyên cớ sao đều trố mắt ngỡ ngàng .

Nhất là ông nhạc, vừa ngạc nhiên vừa giận tím mặt. Để chứng minh con gái mình không sứt mẻ gì , ông bèn gọi cô dâu ra trình diện, bỏ cả mão cưới che mặt xuống. Quả nhiên cô nàng đẹp như hoa như ngọc, ai nấy trầm trồ khen ngợi . Còn ông nhạc thì phân bua: “ Nếu tôi không đưa con gái tôi ra chắc quí vị lại tưởng nó ma lem ma mút hay hình thú “. Tất cả suýt sia tiếc cho Lư Sinh dại dột.

Chủ nhân nói tiếp :” Tôi đã trình diện con gái tôi , bây giờ trong đây có ai hỏi thay Lư Sinh , tôi bằng lòng gả ngay chiều hôm nay “.

Vừa dứt câu thì một trong những thanh niên phù rễ đứng lên thưa :” Xin cưới cô dâu “. Và ngay đó tiệc cưới cử hành . Chú rễ mới người họ Trịnh .

Ít lâu sau , Trịnh làm quan trong kinh , có gặp Lư Sinh hỏi lý do tại sao hôm ấy Lư Sinh chạy bán mạng như thế ? Sinh nói : “ Trời ơi , con bé đó hai mắt đỏ rực lồi ra bằng hai cái chén , răng nhọn như lưỡi mác thì phải chạy chứ sao “.

Trịnh gọi vợ ra chào bạn và kể lại sự tình đầu đuôi , Lư Sinh thẹn đỏ mặt cáo về “.

Truyện kết cấu bằng câu :” Việc kết giải đồng tâm vốn do tiền định bất khả cẩu nhi cầu “.


*


Truyền thuyết “ Đính hôn điếm “ kể :

“ Vi Cố người Đỗ lăng , lúc nhỏ mồ côi , mong mỏi lấy vợ , hỏi mấy đám mà không thành .

Năm Trinh Quan thứ hai , Cố đi chơi Thanh Hà , trọ ở quán Tống Thành , gặp bạn đề nghị làm mối vợ là con quan tư mã Phan Phương cho , hẹn sáng mai tới Tây Long Hưng để bàn vấn đề hôn nhân .

Vi Cố nôn nao ngay đêm hôm ấy đã tới chùa Tây Long Hưng mà chờ . Bóng trăng đã xế nhưng vẫn còn sáng rõ . Vi Cố thấy một ông lão đang mãi mê bới tìm trong bọc vải đầy sách . Vi Cố ngó vào , nhưng đọc mãi mà không hiểu mới hỏi :

- Lão phu tìm sách gì vậy ?


Cố đi học từ tấm bé, biết về sách cũng kể là khá nhiều, cả tiếng Phạn cũng đọc được thế mà sách của lão phu đây, Cố đã cố đọc mà chẳng hiểu lấy một chữ.

Oâng lão cười bảo :” à , sách của lão đâu phải là sách thế gian mà cậu đọc nỗi “.

Vi Cố chắp tay thưa : “ Vậy là sách ở đâu ?”

- Sách của cõi u minh

- Người nơi u minh sao lại tới đây lúc này ? Vi Cố hỏi .

- Tại cậu đi quá sớm đấy chứ , bây giờ hãy còn là giấc của u minh . Và quan lại cõi u minh thường làm việc xem xét người sống trên thế gian . Oâng lão đáp .

- Như lão phu thì coi việc chi ?

- Lão coi việc hôn nhân thiên hạ .


Vi Cố vui mừng nói :” Cháu mồ côi từ nhỏ , muốn lấy vợ sớm để mở rộng đường nối dõi , nhưng cả mười năm nay cầu xin khắp mọi chỗ mà không toại ý . Hôm nay lại có người bạn hẹn gặp ở đây để nói chuyện hôn phối với con gái quan tư mã họ Phan , chẳng hay lần này có thành công không ?

Oâng lão lắc đầu bảo :” Chưa thành đâu , vợ cậu năm nay mới lên ba tuổi , làm sao lấy chồng , phải tới năm cô ta 17 tuổi mới trở nên vợ cậu được “.

Vi Cố thấy ông lão tay cầm cái bao , chàng hỏi : “ Bao đó có gì ?” Oâng lão nói :” Toàn là những sợi dây đỏ để buộc chân những ai có duyên vợ chồng . Chính nhờ những sợi xích thằng này nên dù hai người sinh trong hai gia đình thù nghịch , dù giàu nghèo khác nhau , dù góc biển chân trời , kẻ Sở người Ngô cũng vẫn tìm đến với nhau kết nghĩa trăm năm . Cái chân của cậu đã được buộc dây đỏ rồi , cậu có đi tìm nơi khác thêm trăm lượt nữa cũng thế thôi “.

- Xin lão phu cho biết vợ con hiện tại ở đâu ? Gia thế ra sao ?

- Là con gái một mụ bán rau ở cổng Bắc chợ kia .

- Cháu có thể gặp mặt được ngay chăng ?

- Được , vì mụ ta cứ ngày ngày ẵm con nhỏ ra chợ bán rau , hãy theo lão , lão chỉ cho .


Trời tờ mờ sáng , người bạn của Vi Cố không đến , còn ông lão thì đã thu xếp tay nải đựng dậy . Cố liền đi theo . Đến chợ , Cố trông thấy một mụ bán rau lem luốc , rách rưới tay ẵm đứa trẻ ba tuổi , gầy gò xấu xí . Oâng lão chỉ tay bảo :” Vợ của cậu đấy “.

Vi Cố giận lắm hỏi : “ Cháu giết nó đi được không ?”

Oâng lão nói : “ Người ấy số mệnh ấn lộc lớn của trời , làm sao giết nổi “. Rồi ông lão biến mắt .

Vi Cố về nhà mài con dao nhỏ , tìm gặp một tên giết mướn bảo :” Nếu chú mày chịu vì tao giết con bé ấy , tao sẽ biếu mày vạn tiền “. Tên giết mướn chịu .

Sớm hôm sau , nó thủ con dao vào tay áo , đến chợ lừa lúc người qua lại lộn xộn , rút dao đâm . Về nhà , Vi Cố hỏi nó :” Trúng không ? “

Nó bảo :” Định đâm vào ngực mà trượt ra trúng vào đầu “.

Rồi thêm mấy đám nữa Vi Cố nhờ người mai mối vẫn không thành .

Bẵng đi 14 năm . Vi Cố làm việc với quan thôi sử Vương Thái . Thấy Vi Cố hay chữ có tài , đem con gái gả cho . Cô ta mười bảy tuổi dung sắc hoa lệ . Vi Cố yêu lắm . Duy chỉ có một điều lạ , Cố để ý thấy vợ luôn luôn cài bông hoa vải vào mái tóc , cánh hoa thường che kính đôi chân mày kể cả lúc nàng tắm . Cố mới gạn hỏi , vợ kể rằng :” Thiếp chỉ là con nuôi quan Thứ sử , lúc ba tuổi toàn gia mắc nạn , nhờ bà vú ẳm chạy trốn , để sinh sống bà vú đi bán rau ngoài chợ . Một sớm kia có tên ăn cướp đâm trúng vào đầu thiếp , may trượt lướt qua , nhưng cũng thành sẹo . Lưu lạc thêm vài năm nữa thì ông chú tìm được mang thiếp về nuôi nhận làm con “.

Cố nói :” Phải bà bán rau họ Trần không ?”

Vợ đáp :” Đúng . Sao phu quân biết ?”

Cố bảo :” Kẻ cướp ấy do Cố này sai phái đấy “. Nói rồi kể hết đầu đuôi . Cả hai cùng lấy làm kỳ .

Do chuyện Vi Cố mà thành điển tích Nguyệt lão hay ông tơ bà nguyệt .

Tay nguyệt lão khờ sao có một

Buộc mình vào kim ốc mà chơi .


*


Sách “ Tiền định lục “ kể :

“ Vũ Ân đính hôn với con gái họ Trịnh . Bạn Ân là Câu Long Sinh giỏi xem tướng bảo :” Trịnh thị không có nghiệt duyên với anh đâu “. Quả nhiên , hôn nhân bất thành , Trịnh thị đi lấy người khác . Còn Vũ Ân sau gá nghĩa với Vi thị .Được bốn năm tháng thì Vi thị qua đời “.


*


“ Trung quốc dân gian cô sự “ kể :


“ Cuối đời Đường , ở Tầm Dương huyện có hai anh em sinh đôi , nối liền hai thai nhi bằng một đốt sụn , nhờ vị cao tăng giải phẩu mà tách ta thành hai . Bởi vậy họ giống nhau như hai giọt nước , về tâm lý cũng như về thể chất . Nóng cả hai cùng nóng , lạnh cả hai cùng lạnh , buồn cả hai cùng buồn , vui cả hai cùng vui . Lớn lên , cả hai cùng thông tuệ khác người . Trong trường làm văn , ý tứ cả hai không khác nhau mảy may . Một tên Hứa Chí Bình , Một tiên Hứa Chí Diễn . Nếu Hứa Chí Bình ăn trái thơm thì Hứa Chí Diễn dù ở xa cũng thấy mùi thơm ở miệng .

Năm họ hai mươi tuổi , nhân ngày hội Phật hai anh em quen được với Tư tuyết Nương . nàng cảm mến hai anh em họ Hứa lắm nên mời về nhà nàng . Cha mẹ nàng cũng rất ân cần với Chí Bình , Chí Diễn .

Chẳng mấy chốc tình yêu nảy nở giữa ba người . Vì anh em họ Hứa giống nhau nên nàng không thể hiểu mình yêu ai . May sao , có lần Hứa Chí Bình đi một mình và gặp Tư Tuyết Nương . Chàng và nàng rủ nhau ra hồ sen vui đùa . Từ lần đó trở đi , Tứ Tuyết Nương yêu Hứa Chí Bình . sau đó cuộc gặp gỡ của ba người đã có sự đổi khác . Tuyết Nương thân với Chí Bình hơn và ít mặn mà cùng Chí Diễn khiến Chí Diễn đau khổ .

Do tình yêu mà quan hệ mật thiết giữa hai anh em thay đổi hẳn . Chí Bình mãi mê tìm gặp Tuyết Nương nên mỗi ngày một xa cách Chí Diễn .

Phần Chí Diễn , mỗi khi Chí Bình đi chơi một mình với Tứ Tuyết Nương thì trong ruột chàng nóng như lửa đốt , hơi thở đứt từng quãng , hai tay nóng ran là lúc hình ảnh Chí Bình và Tứ Tuyết Nương quang vai nhau quay lộn trong óc .

Thời gian trôi mau , vụt cái đã đến ngày thành hôn Chí Bình và Tứ Tuyết Nương .

Trước niềm vui của anh , Chí Diễn cảm thấy đời sống của chàng không còn ý nghĩa gì nữa . Chàng ra bên hồ ngồi tư lự . Chí Diễn tuyệt vọng nghĩ đến cái chết .

Ba ngày sau , Chi Diễn mang theo gói thuốc độc ngồi hồi lâu bên hồ nước rồi nuốt gọn gói thuốc đó . Nhìn xuống chàng thấy Chí Bình trong hình ảnh của ảo giác cũng đau đớn như mình , Chí Diễn mới tỉnh ngộ vì làm như vậy là giết luôn cả người anh mình . Nhưng hối hận thì đã muộn .

Cả hai anh em cùng chết một ngày . Đau đớn nhất là Tứ Tuyết Nương , nàng vật vã than khóc rồi cũng tự sát chết theo “


*


Truyện nhà Phật kể :

“ Một vị cao tăng đang ngồi tụng kinh , bỗng có gã đàn ông hốt hoảng chạy vào chùa đến trước mặt ngài quỳ xuống van xin cứu mạng . Ngài liền giấu hắn dưới gầm bàn thờ .

Lát nữa có gã khác tay cầm con dao , mặt mũi giận dữ chạy tới, hỏi ngài tên kia trốn đầu và trần tình đầu đuôi rằng hắn phải giết cái người quyến dụ vợ hắn.

Ngài ôn tồn bảo :

- Được , nếu con đã nhất quyết thì ta sẽ chỉ chỗ cho nhưng trước khi làm điều này hãy suy nghĩ đi . Ngoài sân có chậu nước mưa , con ra đấy rữa mặt để dìm cơn nóng giận thì mới sáng suốt mà hành động cho khỏi thất thố .

Hắn nghe lời , ra sân vã nước lên mặt , nước mát lạnh làm hắn tỉnh táo .

Bỗng hắn cúi nhìn vào chậu thì cảm thấy mình như bị mê đi, đang ở giữa biển khơi đánh cá gặp cái xác người đàn bà đang trôi, liền cho bơi thuyền tới định mang xác người ấy lên. Nhưng nghĩ sao hắn lại thôi và lấy sào đẩy xác ra xa.

Thì đàng xa kia , một chiếc thuyền khác , trông đúng là bạn hắn , gã mà hắn vừa định đuổi giết , quẳng lưới vớt xác lên thuyền đưa vào bờ cúng vái làm ma chay chôn cất tươm tất . Khi tẩm liệm , gã nhìn thấy mặt người đàn bà xấu số kia chẳng ai xa lạ , chính là vợ hắn . Bàng hoàng hắn thét lên , thì ra hắn vừa qua một giấc mơ .

Ngơ ngác chưa kịp nói sao thì vị cao tăng đã ân cần bảo :

- Đấy con xem , con với người đàn bà đó duyên số chỉ ngắn ngủi ngần ấy thôi . Hết hạn bà ta phải trả nốt cái kiếp trước cho người đã mai táng mình . Thi ân thì ít mà con đòi hỏi nhiều thì e không phải lẽ .

Nghe xong , hắn vất con dao xuống đất xin qui Phật .


*


Qua những câu chuyện kể trên đây , rõ ràng tình phải theo duyên .

Duyên có là một điều huyền bí không ? Và chỉ có nguyệt lão hay tiên tăng mới biết được .


Vạn vật đều mang trong nó một cái lý . Điểm khó là tìm cho ra được cái lý ấy hiện lên ở chỗ nào .
Sưu tầm, copy lung tung, mỗi chỗ 1 tẹo. kakaka
 

kimchi9005

Đời vẫn thế...
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

ƯỚC MƠ VÀ DUYÊN SỐ
Trọn vẹn tình , trọn vẹn duyên vốn là ước mơ rấ ít khi thành sự thật của bất cứ đàn bà con gái nào .

Nhà văn Lê Quý Đôn trong bài văn sách nhan đề “ Lấy chồng cho đáng tấm chồng “ viết :

“ Em nay tuổi mới trăng tròn , tiết vừa hoa nở vâng lời sách hỏi , giải hết niềm đơn :

Em nghe rằng sen ngó đào tơ, may gặp hội hôn nhân chi phải lứa, chả chim cơm trắng vẫn mong giải cấu chi tốt đôi, chọn mặt gửi vàng dẫu ý ai cũng vậy.

Trộm nghĩ rằng rồng bay còn đợi đám mây , bắn bình tước phải đợi tay anh hùng . Lấy chúng em chi má đỏ hồng hồng , răng đen nhưng nhức chẳng những muốn cô tí dì nho chi dự , vẫn là mong chồng loan vợ phụng chi chung tình . Nếu có cú đậu cành mai , thời công trang điểm chẳng hoài lắm ru . Vậy nên sớm gửi tơ duyên , ai chẳng là ngọc đá vàng thau chi lừa lọc “.

Có thơ rằng :

Gương trời chi để phàm tay vuốt

Búa nguyệt sao cho đứa tục mài .

Nhưng đến khi bước vào thực tế thì mới hiểu duyên phận khác nhau hẳn với mơ ước .

Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần

Làm thân con gái mấy lần tơ vương

Chắc về đâu trong đục trong chờ

Hoa thơm mất tuyết nương nhờ vào đâu

Số em giầu lấy khó cũng giầu

Số em nghèo chín đụï mười trâu cũng nghèo

Phải duyên phải kiếp thì theo

Thân em có quản khó nghèo làm chi


Tình duyên là sự kết hợp của trai gái (có những trường hợp bệnh hoạn là tình duyên đồng tình ái giữa trai với trai (homosexuel) và gái với gái (lesbienne), ngoài mặt có vẻ là do người, nhưng kinh nghiệm thực tế cả bao ngàn năm cho thấ là không hoàn toàn do người mà do duyên kiếp.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng.

Có duyên với nhau thì dù ngàn trùng xa cách mà vẫn gặp được. Không có duyên với nhau thì đứng trước mặt mà vẫn không thấy. Những câu “Thiên tác chi hợp“ duyên trời se. “Duyên khiên“ duyên sui, “Thiên lý nhân duyên“ duyên thiên lý …. Đã trở thành những định luật cho sinh hoạt tình ái của xã hội loài người .

Đời tấn , truyện “Đông sàng viên phúc“ kể :

“Hoàng giám sai người sang nhà Vương Đạo để xem người kén rể. Vương Đạo mời sứ giả của Hoàng Giám vào nhà. Trở về, sứ giả thưa rằng: ”Bên nhà họ Vương, con trai đứa nào trong cũng khôi ngô tuấn tú, thấy tôi đến đứa thì chạy ùa ra, đứa thì lẫn tránh. Duy chỉ có một thằng thản nhiên nằm soa bụng hát nghêu ngao ở bên giường phía đông“.

Hoàng Giám bảo: ”Đó chính mới đáng mặt làm rễ ta“. Bèn hỏi họ tên thì là Vương Hi Chi, liền định ngày hứa hôn. Quả nhiên về sau Vương Hi Chi là một tay cái thế văn chương bút mặc. Từ đấy chàng rễ gọi là đông sàng“.

Cũng đời Tấn có truyện sau :

“Linh Hổ Sách mơ thấy mình đứng trên băng tuyết nói chuyện với ai đó nằm ở dưới băng tuyết, mới đem hỏi Sách Thẩm là một người giỏi thuật sổ. Thẩm nói: “Băng thượng nhân dữ băng hạ nhân, ngữ là đương nói chuyện với âm, sẽ có chuyện mai mối đấy, ông nên se duyên cho người, khi băng tuyết tan thì nhân duyên cũng thành“.

Quả nhiên mấy ngày sau, Điền Báo nhờ Linh Hổ Sách sang hỏi con gái Trương Công Vi. Linh Hổ Sách nhận lời và công việc êm đẹp. Mùa xuân có đám cưới. Do điển tích này nên người mai mối được gọi là “băng nhân“.


*


Đời Đường , truyên Lư Sinh kể:

“Từ Minh có cô con gái xinh đẹp sắp gả cho Lư Sinh nên chọn ngày lành tháng tốt cho con về nhà chồng. Đúng ngày vu quy mới gọi một “nữ vu“ (cô bói đồng) tới, bà mẹï nói: ”Tiểu nữ chiều nay về nhà chồng, nó lấy cậu Lư Sinh vẫn thường lui tới đây mà bà đã biết đó, vậy bà xem Lư Sinh có phải là người phúc phận dầy hay mỏng ?“

Nữ vu đáp: ”Lư Sinh là anh chàng có bộ râu đẹp đấy phải không ?“ Bà mẹ gật đầu

Nữ vu bảo: ”Người ấy không phải là con rễ của phu nhân. Con rễ phu nhân mặt trắng và không râu mới đúng“.

Bà mẹ kinh ngạc nói: ”Vậy con gái tôi chiều nay có lên kiệu hoa không“ Nữ vu đáp: ”Có“.

Bà mẹ hỏi :” Đã có thì sao lại chẳng phải là cậu Lư Sinh ? “

Nữ vu nói:” Không hiểu, chỉ biết Lư Sinh không phải là con rễ phu nhân “.

Một chập sau , nhà Lư Sinh đem lễ vật vào . Bà mẹ nổi giận đuổi nữ vu ra khỏi nhà . Nữ vu tới cửa quay lại bảo :” Buổi chiều chuyện mới xảy ra , tôi đâu dám nói láo “.

Đến chiều Lư Sinh ngồi xe tới , cúi đầu lễ ông bà nhạc , hai họ phân ngồi chủ khách .

Chẳng ngờ chưa được mấy phút , Lư Sinh bỗng chạy ra cửa nhẩy lên ngựa phóng như bay . Quan khách chẳng một ai hiểu duyên cớ sao đều trố mắt ngỡ ngàng .

Nhất là ông nhạc, vừa ngạc nhiên vừa giận tím mặt. Để chứng minh con gái mình không sứt mẻ gì , ông bèn gọi cô dâu ra trình diện, bỏ cả mão cưới che mặt xuống. Quả nhiên cô nàng đẹp như hoa như ngọc, ai nấy trầm trồ khen ngợi . Còn ông nhạc thì phân bua: “ Nếu tôi không đưa con gái tôi ra chắc quí vị lại tưởng nó ma lem ma mút hay hình thú “. Tất cả suýt sia tiếc cho Lư Sinh dại dột.

Chủ nhân nói tiếp :” Tôi đã trình diện con gái tôi , bây giờ trong đây có ai hỏi thay Lư Sinh , tôi bằng lòng gả ngay chiều hôm nay “.

Vừa dứt câu thì một trong những thanh niên phù rễ đứng lên thưa :” Xin cưới cô dâu “. Và ngay đó tiệc cưới cử hành . Chú rễ mới người họ Trịnh .

Ít lâu sau , Trịnh làm quan trong kinh , có gặp Lư Sinh hỏi lý do tại sao hôm ấy Lư Sinh chạy bán mạng như thế ? Sinh nói : “ Trời ơi , con bé đó hai mắt đỏ rực lồi ra bằng hai cái chén , răng nhọn như lưỡi mác thì phải chạy chứ sao “.

Trịnh gọi vợ ra chào bạn và kể lại sự tình đầu đuôi , Lư Sinh thẹn đỏ mặt cáo về “.

Truyện kết cấu bằng câu :” Việc kết giải đồng tâm vốn do tiền định bất khả cẩu nhi cầu “.


*


Truyền thuyết “ Đính hôn điếm “ kể :

“ Vi Cố người Đỗ lăng , lúc nhỏ mồ côi , mong mỏi lấy vợ , hỏi mấy đám mà không thành .

Năm Trinh Quan thứ hai , Cố đi chơi Thanh Hà , trọ ở quán Tống Thành , gặp bạn đề nghị làm mối vợ là con quan tư mã Phan Phương cho , hẹn sáng mai tới Tây Long Hưng để bàn vấn đề hôn nhân .

Vi Cố nôn nao ngay đêm hôm ấy đã tới chùa Tây Long Hưng mà chờ . Bóng trăng đã xế nhưng vẫn còn sáng rõ . Vi Cố thấy một ông lão đang mãi mê bới tìm trong bọc vải đầy sách . Vi Cố ngó vào , nhưng đọc mãi mà không hiểu mới hỏi :

- Lão phu tìm sách gì vậy ?


Cố đi học từ tấm bé, biết về sách cũng kể là khá nhiều, cả tiếng Phạn cũng đọc được thế mà sách của lão phu đây, Cố đã cố đọc mà chẳng hiểu lấy một chữ.

Oâng lão cười bảo :” à , sách của lão đâu phải là sách thế gian mà cậu đọc nỗi “.

Vi Cố chắp tay thưa : “ Vậy là sách ở đâu ?”

- Sách của cõi u minh

- Người nơi u minh sao lại tới đây lúc này ? Vi Cố hỏi .

- Tại cậu đi quá sớm đấy chứ , bây giờ hãy còn là giấc của u minh . Và quan lại cõi u minh thường làm việc xem xét người sống trên thế gian . Oâng lão đáp .

- Như lão phu thì coi việc chi ?

- Lão coi việc hôn nhân thiên hạ .


Vi Cố vui mừng nói :” Cháu mồ côi từ nhỏ , muốn lấy vợ sớm để mở rộng đường nối dõi , nhưng cả mười năm nay cầu xin khắp mọi chỗ mà không toại ý . Hôm nay lại có người bạn hẹn gặp ở đây để nói chuyện hôn phối với con gái quan tư mã họ Phan , chẳng hay lần này có thành công không ?

Oâng lão lắc đầu bảo :” Chưa thành đâu , vợ cậu năm nay mới lên ba tuổi , làm sao lấy chồng , phải tới năm cô ta 17 tuổi mới trở nên vợ cậu được “.

Vi Cố thấy ông lão tay cầm cái bao , chàng hỏi : “ Bao đó có gì ?” Oâng lão nói :” Toàn là những sợi dây đỏ để buộc chân những ai có duyên vợ chồng . Chính nhờ những sợi xích thằng này nên dù hai người sinh trong hai gia đình thù nghịch , dù giàu nghèo khác nhau , dù góc biển chân trời , kẻ Sở người Ngô cũng vẫn tìm đến với nhau kết nghĩa trăm năm . Cái chân của cậu đã được buộc dây đỏ rồi , cậu có đi tìm nơi khác thêm trăm lượt nữa cũng thế thôi “.

- Xin lão phu cho biết vợ con hiện tại ở đâu ? Gia thế ra sao ?

- Là con gái một mụ bán rau ở cổng Bắc chợ kia .

- Cháu có thể gặp mặt được ngay chăng ?

- Được , vì mụ ta cứ ngày ngày ẵm con nhỏ ra chợ bán rau , hãy theo lão , lão chỉ cho .


Trời tờ mờ sáng , người bạn của Vi Cố không đến , còn ông lão thì đã thu xếp tay nải đựng dậy . Cố liền đi theo . Đến chợ , Cố trông thấy một mụ bán rau lem luốc , rách rưới tay ẵm đứa trẻ ba tuổi , gầy gò xấu xí . Oâng lão chỉ tay bảo :” Vợ của cậu đấy “.

Vi Cố giận lắm hỏi : “ Cháu giết nó đi được không ?”

Oâng lão nói : “ Người ấy số mệnh ấn lộc lớn của trời , làm sao giết nổi “. Rồi ông lão biến mắt .

Vi Cố về nhà mài con dao nhỏ , tìm gặp một tên giết mướn bảo :” Nếu chú mày chịu vì tao giết con bé ấy , tao sẽ biếu mày vạn tiền “. Tên giết mướn chịu .

Sớm hôm sau , nó thủ con dao vào tay áo , đến chợ lừa lúc người qua lại lộn xộn , rút dao đâm . Về nhà , Vi Cố hỏi nó :” Trúng không ? “

Nó bảo :” Định đâm vào ngực mà trượt ra trúng vào đầu “.

Rồi thêm mấy đám nữa Vi Cố nhờ người mai mối vẫn không thành .

Bẵng đi 14 năm . Vi Cố làm việc với quan thôi sử Vương Thái . Thấy Vi Cố hay chữ có tài , đem con gái gả cho . Cô ta mười bảy tuổi dung sắc hoa lệ . Vi Cố yêu lắm . Duy chỉ có một điều lạ , Cố để ý thấy vợ luôn luôn cài bông hoa vải vào mái tóc , cánh hoa thường che kính đôi chân mày kể cả lúc nàng tắm . Cố mới gạn hỏi , vợ kể rằng :” Thiếp chỉ là con nuôi quan Thứ sử , lúc ba tuổi toàn gia mắc nạn , nhờ bà vú ẳm chạy trốn , để sinh sống bà vú đi bán rau ngoài chợ . Một sớm kia có tên ăn cướp đâm trúng vào đầu thiếp , may trượt lướt qua , nhưng cũng thành sẹo . Lưu lạc thêm vài năm nữa thì ông chú tìm được mang thiếp về nuôi nhận làm con “.

Cố nói :” Phải bà bán rau họ Trần không ?”

Vợ đáp :” Đúng . Sao phu quân biết ?”

Cố bảo :” Kẻ cướp ấy do Cố này sai phái đấy “. Nói rồi kể hết đầu đuôi . Cả hai cùng lấy làm kỳ .

Do chuyện Vi Cố mà thành điển tích Nguyệt lão hay ông tơ bà nguyệt .

Tay nguyệt lão khờ sao có một

Buộc mình vào kim ốc mà chơi .


*


Sách “ Tiền định lục “ kể :

“ Vũ Ân đính hôn với con gái họ Trịnh . Bạn Ân là Câu Long Sinh giỏi xem tướng bảo :” Trịnh thị không có nghiệt duyên với anh đâu “. Quả nhiên , hôn nhân bất thành , Trịnh thị đi lấy người khác . Còn Vũ Ân sau gá nghĩa với Vi thị .Được bốn năm tháng thì Vi thị qua đời “.


*


“ Trung quốc dân gian cô sự “ kể :


“ Cuối đời Đường , ở Tầm Dương huyện có hai anh em sinh đôi , nối liền hai thai nhi bằng một đốt sụn , nhờ vị cao tăng giải phẩu mà tách ta thành hai . Bởi vậy họ giống nhau như hai giọt nước , về tâm lý cũng như về thể chất . Nóng cả hai cùng nóng , lạnh cả hai cùng lạnh , buồn cả hai cùng buồn , vui cả hai cùng vui . Lớn lên , cả hai cùng thông tuệ khác người . Trong trường làm văn , ý tứ cả hai không khác nhau mảy may . Một tên Hứa Chí Bình , Một tiên Hứa Chí Diễn . Nếu Hứa Chí Bình ăn trái thơm thì Hứa Chí Diễn dù ở xa cũng thấy mùi thơm ở miệng .

Năm họ hai mươi tuổi , nhân ngày hội Phật hai anh em quen được với Tư tuyết Nương . nàng cảm mến hai anh em họ Hứa lắm nên mời về nhà nàng . Cha mẹ nàng cũng rất ân cần với Chí Bình , Chí Diễn .

Chẳng mấy chốc tình yêu nảy nở giữa ba người . Vì anh em họ Hứa giống nhau nên nàng không thể hiểu mình yêu ai . May sao , có lần Hứa Chí Bình đi một mình và gặp Tư Tuyết Nương . Chàng và nàng rủ nhau ra hồ sen vui đùa . Từ lần đó trở đi , Tứ Tuyết Nương yêu Hứa Chí Bình . sau đó cuộc gặp gỡ của ba người đã có sự đổi khác . Tuyết Nương thân với Chí Bình hơn và ít mặn mà cùng Chí Diễn khiến Chí Diễn đau khổ .

Do tình yêu mà quan hệ mật thiết giữa hai anh em thay đổi hẳn . Chí Bình mãi mê tìm gặp Tuyết Nương nên mỗi ngày một xa cách Chí Diễn .

Phần Chí Diễn , mỗi khi Chí Bình đi chơi một mình với Tứ Tuyết Nương thì trong ruột chàng nóng như lửa đốt , hơi thở đứt từng quãng , hai tay nóng ran là lúc hình ảnh Chí Bình và Tứ Tuyết Nương quang vai nhau quay lộn trong óc .

Thời gian trôi mau , vụt cái đã đến ngày thành hôn Chí Bình và Tứ Tuyết Nương .

Trước niềm vui của anh , Chí Diễn cảm thấy đời sống của chàng không còn ý nghĩa gì nữa . Chàng ra bên hồ ngồi tư lự . Chí Diễn tuyệt vọng nghĩ đến cái chết .

Ba ngày sau , Chi Diễn mang theo gói thuốc độc ngồi hồi lâu bên hồ nước rồi nuốt gọn gói thuốc đó . Nhìn xuống chàng thấy Chí Bình trong hình ảnh của ảo giác cũng đau đớn như mình , Chí Diễn mới tỉnh ngộ vì làm như vậy là giết luôn cả người anh mình . Nhưng hối hận thì đã muộn .

Cả hai anh em cùng chết một ngày . Đau đớn nhất là Tứ Tuyết Nương , nàng vật vã than khóc rồi cũng tự sát chết theo “


*


Truyện nhà Phật kể :

“ Một vị cao tăng đang ngồi tụng kinh , bỗng có gã đàn ông hốt hoảng chạy vào chùa đến trước mặt ngài quỳ xuống van xin cứu mạng . Ngài liền giấu hắn dưới gầm bàn thờ .

Lát nữa có gã khác tay cầm con dao , mặt mũi giận dữ chạy tới, hỏi ngài tên kia trốn đầu và trần tình đầu đuôi rằng hắn phải giết cái người quyến dụ vợ hắn.

Ngài ôn tồn bảo :

- Được , nếu con đã nhất quyết thì ta sẽ chỉ chỗ cho nhưng trước khi làm điều này hãy suy nghĩ đi . Ngoài sân có chậu nước mưa , con ra đấy rữa mặt để dìm cơn nóng giận thì mới sáng suốt mà hành động cho khỏi thất thố .

Hắn nghe lời , ra sân vã nước lên mặt , nước mát lạnh làm hắn tỉnh táo .

Bỗng hắn cúi nhìn vào chậu thì cảm thấy mình như bị mê đi, đang ở giữa biển khơi đánh cá gặp cái xác người đàn bà đang trôi, liền cho bơi thuyền tới định mang xác người ấy lên. Nhưng nghĩ sao hắn lại thôi và lấy sào đẩy xác ra xa.

Thì đàng xa kia , một chiếc thuyền khác , trông đúng là bạn hắn , gã mà hắn vừa định đuổi giết , quẳng lưới vớt xác lên thuyền đưa vào bờ cúng vái làm ma chay chôn cất tươm tất . Khi tẩm liệm , gã nhìn thấy mặt người đàn bà xấu số kia chẳng ai xa lạ , chính là vợ hắn . Bàng hoàng hắn thét lên , thì ra hắn vừa qua một giấc mơ .

Ngơ ngác chưa kịp nói sao thì vị cao tăng đã ân cần bảo :

- Đấy con xem , con với người đàn bà đó duyên số chỉ ngắn ngủi ngần ấy thôi . Hết hạn bà ta phải trả nốt cái kiếp trước cho người đã mai táng mình . Thi ân thì ít mà con đòi hỏi nhiều thì e không phải lẽ .

Nghe xong , hắn vất con dao xuống đất xin qui Phật .


*


Qua những câu chuyện kể trên đây , rõ ràng tình phải theo duyên .

Duyên có là một điều huyền bí không ? Và chỉ có nguyệt lão hay tiên tăng mới biết được .


Vạn vật đều mang trong nó một cái lý . Điểm khó là tìm cho ra được cái lý ấy hiện lên ở chỗ nào .
Sưu tầm, copy lung tung, mỗi chỗ 1 tẹo. kakaka
Có tình , có duyên mà không có nợ
Chẳng rợ nào buộc được cổ chân anh
Không tình , không duyên mà mang nợ
Cả kiếp này anh cũng trả không xong.
 

Baocông

Tiền trảm hậu tấu
Thành viên BQT
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

Gieo nhân tức tạo nghiệp
Nghiệp sẽ loaị trừ khi đã ngộ tính phật
Không phải tự nhiên mà có câu " Phóng hạ đồ đao lập địa thành phật"
Thiện tai

( mình vừa nói gì ấy nhỉ )
 

kethahuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

Gieo nhân tức tạo nghiệp
Nghiệp sẽ loaị trừ khi đã ngộ tính phật
Không phải tự nhiên mà có câu " Phóng hạ đồ đao lập địa thành phật"
Thiện tai

( mình vừa nói gì ấy nhỉ )
:humhum::humhum::humhum::humhum::humhum::humhum:
 
Sửa lần cuối:

kethahuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Duyên nghiệp

HỒNG NHAN BẠC MỆNH TƯỚNG

Hồng nhan bạc mệnh chẳng những là một thành ngữ thông tục mà còn là vấn đề nhân sinh rất phổ biến . Tuy phổ biến nhưng hồng nhan không phải chỉ toàn bộ nữ giới mà hướng vào những người đàn bà có nhan sắc thôi .

Tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh , câu thơ của một thi sĩ nào đó vì cảm khoái đời mong manh của những giai nhân như Dương Quý Phi , Điêu Thuyền , Tây Thi , Vương Chiêu Quân , Mai Phi …. Mà làm ra , chứ những người đàn bà xấu thì chẳng bao giờ gây cảm khái cho thi hứng được .

Hồng nhan còn cần điều kiện khác nữa là chứa chất tài hoa , thông tuệ , duyên dáng và tình tứ , nếu đẹp mà ngu như bò thì không thể liệt vào loại hồng nhan . Vì phải có tài hoa ấy , thông tuệ ấy , duyên dáng ấy , tình tứ ấy mới gây nổi sóng gío để mà bạc mậnh , hồng nhan họa thủy là ý như vậy .

Nếu không được anh hùng tài tử mê say . Nếu sắc đẹp không làm nghiêng thành nghiêng nước thì sao gọi là hống nhan được .

Hồng nha thì ai cũng biết nhưng còn Bạc mệnh ?
Vậy bạc mệnh là gì ?

Là chết sớm , là góa bụa , là danh tiếng và sự nghiệp ngắn nủi , là nhan sắc tàn tạ rồi bị bỏ rơi tàn nhẫn , là chịu hung tử , là số kiếp chìm nổi , là nước chảy hoa trôi .

Điều lạ lùng cho kiếp hồng nhan là vừa làm cho người ta sợ vừa làm cho người ta yêy quý vô cùng .
Hồng nhan đáng sợ là như thế , nhưng không người đàn bà nào không mong mỏi cho mình có nhan sắc tuyệt vời . dù chịu khổ cực , dù phải chịu chấp nhận kiếp mong manh và không gã đàn ông nào không mong mỏi được gặp một lần để đam mê cho quên hết thường sự ở đời , dù nàng là gái Liêu trai sẽ trùm lớp tà khí yêu quái lên sinh mệnh gã .

Tướng hồng nhan bạc mệnh thứ hai là tướng có mệnh đào hoa , nhan sắc trở thành con mồi tranh chấp giữa các anh hùng hào kiệt , giữa bọn quyền thế hoặc thấp hơn nữa là đám đạo tặc , côn đồ . Do đó mà thân gái thành long đong , chìm nổi , do đó mà thành lẽ mọn và có thể do đó mà thành hung tử vì ghen tuông hay phẫn uất mà tự sát .

Cho nên cái nhan sắc :

“ Bóng gương lấp ló bên mành

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa “ là một điều cổ nhân thường lo sợ cho nó .

Tướng hồng nhan đào hoa thế nào ?

Thật là khó phân biệt nếu khôngnghiên cứu kỹ càng , tường tận bởi vì hồng nhan là cái đẹp rồi , đào hoa không thêm phần nhan sắc nào khác nữa , đào hoa chỉ đẩy mạnh hấp dẫn lực .

Trước hết , phải lấy một cành hoa đào để quan sát , mơn mởn , mịn màng , sắc hồng hồng và rất mỏng .

Quang thái của làn da hiện lên rõ nhất là ở má và mi mắt , trông tực da trái đào và ửng chín . Làn da trên là cách đào hoa rõ rệt nhất . Nếu không thấy thì chuyển sự quan sát sang ánh mắt . Mắt đào hoa hiện ra bằng lưu quang ( xin đừng lầm với lộ ) nghĩa là thấy mắt ướt mà quang mắt trông như tuôn chảy ra ( chứ không bắn ra ) gọi là lưu thủy . Nhiều cô đào chiếu bóng có quang mắt khiêu gợi này , điển hình là Marilyn Monroe , Jacqueline Bisset , Virna Lisi …. Nếu không thấy cả ở mắt nữa thì chuyển quan sát sangđôi môi và bộ răng , môi đỏ hồng và mỏng , răng thật trắng mà nhỏ ( răng lớn lại là răng tốt ) mang theo nụ cười mê nhân như Losa Montez , người đẹp của thế kỷ 19 , Michèle Mercier , ngôi sao màn bạc .

Theo lý thuyết tướng đào hoa thường đi kèm với những tướng khuyết hãm cho nên người đàn bà mới khổ
Tướng hồng nhan bạc mệnh thứ ba là tướng luân lạc , nước chảy hoa trôi , có nhan sắc mà sống kiếp lẽ mọn , tì thiếp hay bán phấn buôn hương , hay xuân tàn vô phu .

Đọc bài “ Hồng nhan bạc phận phú “ của Đỗ Thế Giai có thể thấy hết hình ảnh thân phận của loại tướng này :

Giang hồ là chí

Phong nguyệt là lòng

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Dừng gót ngọc nữa mừng nữa lệ

Ngoảnh mặt hoa trăm thở trăm than

Hổ thân bồ liễu đeo thói hồng nhan

Bút son vâng lệnh Thiên Tào , chỉ biết long đong là phận số

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .`

Tưởng cái xuân xanh còn mãi, vậy cắm sào đợi nước

Duyên mặc duyên luống chắc mai sau

Nào ngờ xuân muộn hoa tàn ….

Nghĩ đôi cơn quyên nhặt nhạn thưa

Vì hồng nhan cho nên bạc phận

Hoa nguyệt một mùa , mây mưa mấy trận

Phận liễu bồ lắc lúc truân chuyên

Kiếp má hồng nhiều khi lận đận .

………………………………………………………………

Tự cổ tri âm thiểu , cầm thi từ ấy với ai vui

Giai nhân tái đắc nan , hương phấn đến nay nhiều kẻ oán

Hoa đã tàn , hương đã vãn

Mặc ai thăm ván bán thuyền

Mặc kẻ tưởng Tần, vọng Hán

Tiếc thay trong giá trắng ngần

Đến phong trần cũng phong trấn như ai

Nói đến luân lạc thì dù là dòng dõi vương hậu hay con nhà thứ dân , hễ có tướng luân lạc là phải luân lạc . Chỉ cần xem đó là Mệnh hay vận hạn , nếu mệnh tất toàn thân tướng bần bạc, nếu vận hạn thì trên diện hình có hung tướng .

Cần phải luận thêm về cái lý tướng tì thiếp để cho việc đoán tướng được chuẩn xác hơn . Cái lý ấy là : Có khá nhiều trường hợp người có tướng tốt mà đi lấy làm lẽ thì tướng ấy phải bị khuyết hãm ở một điểm nào đó , nhưng khuyết hãm ấy nếu chưa thành phá tướng để phá hủy hoàn toòan tướng tốt kia thì người đó sẽ lấn quyền vợ trước biến lần lần thành chính thê . Ta có thể bảo tình trạng tì thiếp ấy chỉ có tính pháp lý hoặc trước nhãn quan của người đời chứ không phải tướng lý . Người vợ trước bị bỏ rơi chắc chắn phải có tướng xấu và thân phận tỳ thiếp bị hóa giải .bấy gìơ øtrong tướng cách thần tiêu tỵ bạc hình thành hợp tự …. Sẽ có thể tìm thấy trên diện mạo người vợ thất sủng .

Nơi lạnh lẽo nơi xem gần gặn

Há phai son lạt phấn ru mà

Trêu ngươi chi mấy trăng già

Sao con chỉ thắm mà ra tơ mành

Người vợ một khi đã thành vợ hờ , thì cái địa vị chính thê nào có đáng kể gì nữa .

Bởi thế hễ quan tướng thì phải luận cho kỹ càng .

Ngược lại , có những đàn bà nhan sắc rất xấu nhưng tháo độ đoan trang , uy nghiêm , đôi mắt ngay ngắn hoạt động như sao băng , hoặc đôi môi đỏ chon chót , răng trắng , lớn thì thân phận lại cao sang vô cùng .

Lời bàn:
Đọc đến đây Tôi lại nhớ đến "Độc Tiểu Thanh ký" của Đại thi hào Nguyễn Du:

Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt cờn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?​

Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương ko mệnh đốt còn vương
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố như

Ôi! Hồng nhan,
Ôi! Tài hoa

(ST)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top