Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

hoangvn86

01678935738
Hội viên mới
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Nếu bao bì chỉ sử dụng 1 lần thì không gọi là bao bì luân chuyển và chẳng ai thu lại của khách (đồng thời lại bắt khách đóng tiền cọc).
Bao bì sử dụng 1 lần sẽ tính cả vào giá bán.
Nhưng có thể bao bì này cty lại đưa vào tái sx, không trực tiếp luân chuyển..
 

chien-chien

New Member
Hội viên mới
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Nhưng có thể bao bì này cty lại đưa vào tái sx, không trực tiếp luân chuyển..
Bao bì này công ty em đưa vào tái sử dụng đựng nông sản các pác ơi. chứ không bán luôn và khách hàng ở đây người ta không mua luôn bao nên không tính vào giá bán. Khi cân hàng trừ bì mờ.
 

hoangvn86

01678935738
Hội viên mới
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Bao bì này công ty em đưa vào tái sử dụng đựng nông sản các pác ơi. chứ không bán luôn và khách hàng ở đây người ta không mua luôn bao nên không tính vào giá bán. Khi cân hàng trừ bì mờ.
Vậy thì mình cũng đồng kiến với Dr
Lúc xuất:
N138
C153
Lúc KH đưa tiền:
N111/112
C338
KH trả lại BB:
N338
C111/112
Thu BB:
N153
C138
 

thanhvfa

New Member
Hội viên mới
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Khi nói đến bao bì thì các bạn hãy định khoản như sau:
-bao bì được xem như công cụ dụng cụ vì nó được sử dụng nhiều lần,nên bạn phải định khoản thế này mới đúng:
NỢ 111
CÓ 153
-sau khi người ta trả bao bì và đòi lại tiền thì bạn hãy định khoản ngược lại!!!
ngoài bao bì còn có mấy sản phẩm nước giải khác,bia rượu(vỏ chai đấy)
Bao bì khi đã xuất dùng thì đã ghi vào chi phí rồi nên không còn nằm trên 153 nữa đâu bạn ơi..nó sẽ năm trên 142 hoặc 242..
Trường hợp khach hàng đặt cọc tiền bao bì thì rât đơn giản là ghi:
Nợ 111/112
Có 338
Khi nào khách hàng trả thì làm bút toán ngược.
Thanks and good luck!
 

phuongthu

là TSCĐ...^_^
Hội viên mới
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Vậy thì mình cũng đồng kiến với Dr
Lúc xuất:
N138
C153
Lúc KH đưa tiền:
N111/112
C338
KH trả lại BB:
N338
C111/112
Thu BB:
N153
C138
làm như bác muontennguoi là đúng rồi nhé bạn, không lẽ bao bì dùng được mãi hay sao mà không trích giá trị của nó vào chi phí, giống như công cụ dùng nhiều lần thì cũng phải hỏng đi chứ, đưa vào 138 rồi thu lại cũng nguyên vẹn 153 như khi xuất ra sao????????????

Bao bì luân chuyển cũng là 1 loại chi phí về CCDC mà cty phải chịu để bán hàng.
Khi xuất kho bao bì luân chuyển (còn mới) để sử dụng thì cty cũng theo dõi như các loại CCDC khác:
- Xuất dùng: N142,242/C153
- Định kỳ phân bổ: N641/C142,242

Mặc dù bao bì luân chuyển do khách hàng quản lý và sử dụng (ngoài khuôn viên cty) nhưng nó vẫn thuộc quyền sở hữu của cty, không phải thuộc sở hữu của khách hàng (dù là có đặt cọc), do đó ta vẫn theo dõi như CCDC của cty đang sử dụng, không ghi nhận 138.

Nhận tiền đặt cọc, tiền này chưa thể hiện quan hệ mua bán nên ta vẫn ghi :
- N111/C338

Nếu khách hàng làm mất, hư và ta bắt đền:
- N138,111,338/C511 (hoặc 711): giá thoả thuận.
- N632 (hoặc 811)/C142,242 : giá trị còn lại chưa phân bổ hết.

Nếu khách hàng trả lại đủ bao bì, không hư hỏng, mất mát:
- Nếu không nhập lại kho mà tiếp tục luân chuyển thì chỉ theo dõi trên sổ theo dõi CCDC, bao bì sử dụng.
- Nếu cất lại vào kho : N153/C142,242 - giá trị còn lại chưa phân bổ hết.
- Trả lại tiền cọc cho khách: N338/C111.
 

nguyenhuy040

Member
Hội viên mới
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Cty em bán hàng, khi mua khách hàng có tạm trả tiền bao đựng hàng rồi sẽ trả lại bao và lấy lại tiền tạm trả. Vậy đối với công ty em, trong thời gian đợi người ta trả bao thì nên hạch toán như thế nào là hợp lý? Em đang treo ở TK 141 có được không các pác?
Trích lọc ý kiến của các bác: Rong, hoangvn86, Stylehv78, muontennguoi,....
Mình có đưa ra ý kiến : có 2 trường hợp

Trường hợp 1: nếu ko sảy ra biến cố là mất mát
Khi nhận tiền cọc thì
N 1111
C 3388
Khi trả tiền cọc thì ngược lại, chấm hết. Không định khoản xuất kho ......gì thêm !!!
Trường hợp 2: nếu xảy ra biến cố mất mát => bồi thường: mới định khoản thêm các định khoản này:
N 632, 641, 811
C 153, (142: giá trị còn lại)
N 3388
C 711
=> Nếu ko xảy ra biến cố thì rất đơn giản, còn xảy ra biến có thì thêm tý
Mình thích đơn giản cơ. Các bác cho ý kiến, chỉ giáo thêm nhé !!!!!!
 
Sửa lần cuối:

Gã sẹo

Phần mềm kế toán MH
Thành viên BQT
Hội viên mới
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Bao bì luân chuyển cũng là 1 loại chi phí về CCDC mà cty phải chịu để bán hàng.
Khi xuất kho bao bì luân chuyển (còn mới) để sử dụng thì cty cũng theo dõi như các loại CCDC khác:
- Xuất dùng: N142,242/C153
- Định kỳ phân bổ: N641/C142,242

Mặc dù bao bì luân chuyển do khách hàng quản lý và sử dụng (ngoài khuôn viên cty) nhưng nó vẫn thuộc quyền sở hữu của cty, không phải thuộc sở hữu của khách hàng (dù là có đặt cọc), do đó ta vẫn theo dõi như CCDC của cty đang sử dụng, không ghi nhận 138.

Nhận tiền đặt cọc, tiền này chưa thể hiện quan hệ mua bán nên ta vẫn ghi :
- N111/C338

Nếu khách hàng làm mất, hư và ta bắt đền:
- N138,111,338/C511 (hoặc 711): giá thoả thuận.
- N632 (hoặc 811)/C142,242 : giá trị còn lại chưa phân bổ hết.

Nếu khách hàng trả lại đủ bao bì, không hư hỏng, mất mát:
- Nếu không nhập lại kho mà tiếp tục luân chuyển thì chỉ theo dõi trên sổ theo dõi CCDC, bao bì sử dụng.
- Nếu cất lại vào kho : N153/C142,242 - giá trị còn lại chưa phân bổ hết.
- Trả lại tiền cọc cho khách: N338/C111.
Em hoàn toàn đồng ý với cách trả lời của bác. Nhưng em muốn bác thử nghĩ thêm một chút về thuế GTGT ở đây khi được khách hàng bồi thường được không? Em cũng đang suy nghĩ cái đó. Liệu mình có phải giảm trừ phần thuế GTGT của cái bao bì đó khi nó bị mất không, hay là mình tính thuế GTGT vào cả cái khách hàng bồi thường. Hay không làm gì cả liên quan tới thuế GTGG?
 

lahan

Member
Hội viên mới
Ðề: Định khoản đối với khoản tạm ứng đối với bao bì luân chuyển!

Vậy thì mình cũng đồng kiến với Dr
Lúc xuất:
N138
C153
Lúc KH đưa tiền:
N111/112
C338
KH trả lại BB:
N338
C111/112
Thu BB:
N153
C138
ban <muontennguoi> đinh khoản đúng rồi do cty này phải có 1 lượng bao bì lớn nên chi phí mua bao bì có thể sẽ nhiều nên khi hạch toán cần theo dõi kho nhập xuất bao bì và phân bổ chi phí định kỳ, quá trình có mất mát, hư hỏng mà lỗi từ khách hàng thì phải thu và đưa vào thu nhập.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top