Cựu binh dân kế toán

khongbietlag

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Cho em nhập băng CCB với nha :duahoa:
đưa hoa rồi chặt đầu (chữ ký)- hả bác ---- :sowa:


hé hé..thích nhất là cái này của bác, có ý tưởng : "cho em nhập băng CCB với nha :duahoa: -->:duahoa: RỒI CHẶT ĐẦU - chữ ký " :tuyetvoi:
 
Sửa lần cuối:

MHT

SÁMHỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Hội viên mới
Ðề: Re: Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Duyệt ngay! Không lăn tăn! Nhưng chú mày còn một cái nick nữa mờ....
À, cái Da Heo bị hack rồi à, lập cái mới đi!
Vâng, cảm ơn đại ca băng CCB.
Em lập nick mới rồi: huyenkhong_179@yahoo.com.vn
Nếu lập băng thì phải soạn nội quy, điều lệ hoạt động và quan trọng là ngày ra mắt tắm bia...:mocmui::mocmui:
 

dongminhkh

sắc sắc không không
Hội viên mới
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Vâng, cảm ơn đại ca băng CCB.
Em lập nick mới rồi: huyenkhong_179@yahoo.com.vn
Nếu lập băng thì phải soạn nội quy, điều lệ hoạt động và quan trọng là ngày ra mắt tắm bia...:mocmui::mocmui:
Lính tráng quen sống lang thang quen rồi, nên cái việc Nội quy gì đấy tớ chả biết mần! Thôi, giao cho thằng em mày làm, nhá! Đang còn tên dkt.tq ở Tuyên quang nữa đấy! Hai đứa ngoài đó lên kế hoạch tác chiến mài đít viết Nội quy đi nhớ!
 

dankt.tq

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hay nhể ! chủ băng đảng thì phải đặt ra cho anh em theo chớ. Nếu không bác tuyển iem nào làm thư ký soạn cho bác đi . Bọn em chỉ biết...nâng lên hạ xuống thôi !
 

dongminhkh

sắc sắc không không
Hội viên mới
Mịa...Chủ băng đảng nhưng dốt chữ! Đọc chưa xong nói gì đến viết! Sẵn có mấy đứa thuộc cấp tuy ít tuổi nhưng giỏi võ-rành văn! Không giao cho tụi nó làm thì giao cho ai! Giao bậy giao bạ để tụi nó chửi cho cháy mẹt....:))
 

tht9

Ngoan nhất DKT ^^"
Hội viên mới
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Mịa...Chủ băng đảng nhưng dốt chữ! Đọc chưa xong nói gì đến viết! Sẵn có mấy đứa thuộc cấp tuy ít tuổi nhưng giỏi võ-rành văn! Không giao cho tụi nó làm thì giao cho ai! Giao bậy giao bạ để tụi nó chửi cho cháy mẹt....:))
Cái này em đông ý . Bang chủ cái băng chỉ cần giỏi võ, còn văn thì giao cho quân sư là được.
 

trảm_thủ

New Member
Hội viên mới
Ðề: Re: Cựu binh dân kế toán

Cái này em đông ý . Bang chủ cái băng chỉ cần giỏi võ, còn văn thì giao cho quân sư là được.
Em võ văn song toàn cả pác ơi, nhưng có mỗi cái tội là không biết xài nó thế nào :sorrynha:

---------- Post added at 05:31 ---------- Previous post was at 05:09 ----------

Lính tráng quen sống lang thang quen rồi, nên cái việc Nội quy gì đấy tớ chả biết mần! Thôi, giao cho thằng em mày làm, nhá! Đang còn tên dkt.tq ở Tuyên quang nữa đấy! Hai đứa ngoài đó lên kế hoạch tác chiến mài đít viết Nội quy đi nhớ!
Bực mình là em làm luôn một bảng Nội quy toàn bằng mã dịch M82 cho anh chị em CCB ôn tập luôn hehehe.... số tên của em là 62077 kekeke....
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hay nhể ! chủ băng đảng thì phải đặt ra cho anh em theo chớ. Nếu không bác tuyển iem nào làm thư ký soạn cho bác đi . Bọn em chỉ biết...nâng lên hạ xuống thôi !
Làm anh thì chịu khó mài đít đi pác ơi. Các bang phái trong giang hồ thì bang chủ phải ra nội quy đấy bác. Băng CCB này thì bác chịu khó mài mông vài ngày là được à kekeke....
 

dankt.tq

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

XEM TƯỚNG !
Khi đọc tiêu đề này xin các bác đừng hiểu lầm là ...xem bói . Ý của em ở đây là xem ông tướng. Chả là có một đợt cả đơn vị xôn xao khi có tin Tướng về thăm, đơn vị em là đơn vị điểm lên được vinh dự này. Lính tráng nghe nói được nhìn thấy tướng khoái lắm, bàn ra tán vào không ngớt, thằng nào cũng nói tướng thì có khuôn mặt ...rất tướng, tao nhìn thấy rồi nhưng trên...ti vi. Không biết hôm ấy tướng xuống nói chuyện gì ấy nhỉ, có khi mình còn được...bắt tay phát, sau này đi kể cho bọn đơn vị khác thèm và bọn ở nhà trốn lính cùng các em gái ...lác mắt chơi, biết anh mày đi lính tuy binh nhì nhưng khoác vai, bắt tay bắt chân với tướng tá là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa.

Nhưng kể ra có vinh dự đón tướng cũng vất, tập đội ngũ suốt ngày, thằng nào thấp quá cho nghỉ chơi luôn, xấu đội hình tướng nhìn không thích. Doanh trại được củng cố lại sạch sẽ, mấy ngọn cỏ quan chân tường bị đào tróc cả gốc lên, tiêu diệt đến tận hàng xóm, hậu duệ chúng nó. Giường tầng cái nào lung lay hay rỉ sét sắp gãy : bỏ, thay mới, mấy ảnh chân dung vài cô người mẫu hay hoa hậu man mát tý trong phòng ngủ sĩ quan : vứt. Đơn vị hồi hộp chờ một tuần, ông nào ông ấy cứ lẩm nhẩm mấy câu điều lệnh, lời thề trong quân đội lỡ tướng hỏi trúng mình còn biết trả lời.

Rồi ngày ấy đã đến, một đoàn cán bộ rồng rắn nhau vào đơn vị. Từ Đại trưởng đến chiến sĩ chú nào chú ấy đờ người ra vì xúc động. Tuy đứng nghiêm nhưng mắt thằng nào cũng liếc ngang liếc dọc ở ve áo mấy bác. Tướng đâu nhể ! toàn thấy gach trắng, rất nhiều gạch nhiều sao nhưng không thấy quân hàm viền vàng. Hay bác í đang bắn thuốc lào chỗ bọn vệ binh vào sau chúng mày nhỉ. Chịu, tý hãng hay.
Từng bác một đi qua hàng quân, có bác buột miệng khen " nhìn chất lượng quá, trông chiến sĩ của đơn vị ai cũng khỏe mạnh, rắn giỏi như này chúng tôi rất mừng ", có bác bất thình lình đến gần một chiến sĩ, chắc ông bạn đang ngọ ngoạy tay chuẩn bị thò ra bắt thì bất thình lình bác ấy móc tay vào thắt lưng...giật một phát thật mạnh , hơi chao đảo tý xong vẫn đứng yên. He, bác ...đu lên thì bọn em vẫn vững.

Thủ tục thăm hỏi xong, đoàn ra về, bọn em ngơ ngác hỏi chỉ huy " ơ, thế không có tướng hả thủ trưởng " - " Có đấy thôi, chúng mày không biết à ". Chán thật ! đúng là binh bét chẳng phân biệt được ông nào là Tướng !
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Sao cái chùa CCB này không có ai viếng hè :tinhtoan:
Xin thành kính dâng một nén nhang cho chùa này


---------- Post added at 03:46 ---------- Previous post was at 03:36 ----------

Nỗi niềm người thân chiến sĩ ngã xuống ở Trường Sa

"Tôi luôn tự hào vì con trai đã ngã xuống ở Trường Sa. Mỗi dịp lễ hay ăn cưới, tôi đều mặc chiếc áo hải quân - kỷ vật cuối cùng của nó", mẹ Lê Thị Muội kéo chéo tà áo lau nước mắt, từng giọt lệ rơi xuống nền vải trắng.
Tại ngôi nhà ở phường Hòa Cường (quận Hải Châu, Đà Nẵng), mẹ Lê Thị Muội (80 tuổi), đưa đôi bàn tay nhăn nheo, run run thắp thắp nén nhang tưởng nhớ con trai - liệt sĩ Trường Sa Phan Văn Sự và chồng. Ký ức về ngày con trai ngã xuống vì Tổ quốc lại tràn về như những đợt sóng.

Mẹ Lê Thị Muội bên chiếc áo, kỷ vật cuối cùng cậu con trai, liệt sĩ Phan Văn Sự để lại cho bà sau ngày từ biệt ra xây dựng đảo Gạc Ma. Mẹ Muội thắp nén nhang cho con trai và chồng cùng một ngày dỗ. Mẹ cùng chung nỗi đau mất con như 63 người mẹ khác sau trận hải chiến Ảnh: Nguyễn Đông
Sáng 14/3/1988, mẹ Muội đang chăm chồng - ông Phan Văn Bé trong bệnh viện Đà Nẵng vì bệnh gan, bỗng thấy trong lòng bồn chồn lạ. "Khoảng 8h sáng nghe tin thằng Sự vừa hi sinh, tôi khóc thầm, nhưng giấu nỗi thương con vào lòng, miệng vẫn nhoẻn cười để chồng yên tâm dưỡng bệnh. Vậy mà…", mẹ Muộn kể.
Nhưng ông Bé chẳng hiểu vì lẽ gì lại mơ thấy con trai về bên giường bệnh nên hỏi han tin tức. Đúng lúc ấy, chiếc loa phóng thanh trên tường bệnh viện đưa tin về trận chiến bảo vệ chủ quyền ở Gạc Ma (quần đảo Trường Sa), ông Bé gắng hết sức bình sinh lắng nghe. Cái tên Phan Văn Sự được xướng lên trong danh sách liệt sĩ cũng là lúc ông Bé ra đi vĩnh viễn.
"Lúc ấy tôi muốn chết theo hai bố con. Nhưng nếu chết đi thì sẽ chẳng mấy người biết đến con tôi là lính Trường Sa", mẹ Muộn kể. Sau ngày ấy, người mẹ lấy chiếc áo hải quân còn vương mùi mồ hôi và vị mặn của muối biển - kỷ vật cuối cùng của con trai gửi về, cẩn thận gỡ từng sợi chỉ, may lại cho mình mặc. Còn cổ và tay áo mẹ để dưới gối nằm để ngày nào cũng được ở bên con.
"Tôi luôn tự hào vì con trai đã ngã xuống ở Trường Sa. Mỗi dịp lễ, ăn cưới, tôi đều mặc chiếc áo trắng hải quân ấy. Có người thấy lạ đến lân la hỏi chuyện, lúc đó tôi lại có dịp khoe con tôi, thằng Phan Văn Sự là lính Trường Sa", người mẹ già vừa kéo chéo tà áo lau nước mắt, vừa mâm mê chiếc áo đã mang suốt 24 năm nay.
Nhìn ra phía cửa sổ để mặc cho ánh nắng hắt vào khuôn mặt già nua, ông Lê Văn Xuân (trú đường Nguyễn Thành Y, Đà Nẵng) cũng hồi nhớ về con trai đã mãi nằm lại nơi biển lạnh. "Tôi không ngờ bữa rượu gạo của thằng Xanh và đồng đội trong buổi tối từ biệt gia đình vào Cam Ranh nhận nhiệm vụ ra đảo Gạc Ma lại là lần cuối cùng tôi được nghe tiếng con. Nó hứa sẽ về cưới vợ, sinh cho tôi những đứa cháu. Nhưng tôi không trách nó, bởi có gì đẹp hơn khi tuổi 20 của nó đã ngã xuống vì Tổ quốc", ông Xuân trầm ngâm.
Trước khi lên đường, anh Xanh đã đính ước với bạn gái tê Lan. Hôm nghe tin anh Xanh hy sinh, chị Lan sang nhà xin được chịu tang rồi rước bàn thờ về nhà mình để lo hương khói. Người con gái ấy đã giữ đúng lời thề chung thủy, lên chùa xuống tóc đi tu.
Trong cuộc chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 - trung úy Trần Văn Phương nằm trong số những người đầu tiên ngã xuống. Nghe đồng đội báo tin chồng hy sinh trong tâm thế quyết giữ lá cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma, chị Mai Thi Hoa khóc ngất. Khi đó, chị đang mang thai đứa con gái đầu lòng được một tháng.
"Bức thư cuối anh ấy viết cho mẹ chồng tôi với lời hứa hẹn: 'Mẹ cho con gửi nhà con ở đây, sau này hoàn thành nhiệm vụ, con sẽ về làm một căn nhà nhỏ rồi đón vợ con qua'. Nhưng đó cũng chính là những dòng thư cuối…", chị Hoa rưng rưng kể.
Năm năm sau trận hải chiến ấy, hài cốt liệt sĩ Phương được đưa về yên nghỉ tại quê nhà xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). Chị Thủy ngày ngày ra nghĩa trang liệt sĩ cạnh nhà thắp hương cho chồng và nuôi con gái trưởng thành như lời trung úy Phương mong ước.


Người thân của liệt sĩ Lê Thế cũng chỉ biết nén nhang cầu khấn cho anh yên nghỉ giữa lòng biển lạnh. Ảnh: Nguyễn Đông
Tại ngôi nhà liệt sĩ Lê Thế ở phường An Hải Tây (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), ông Lê Đồng kể, từ ngày anh trai hy sinh, chìm cùng tàu HQ 604, ngày nào mẹ ông cũng đi chùa cầu an cho con. Ngôi mộ gió được đặt tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện Bàn (Quảng Nam) là nơi mẹ ông vẫn thường lui tới trong ngày giỗ chung các liệt sĩ Trường Sa 14/3 và ngày thương binh liệt sĩ 27/7.
"Ngày nghe tin anh Thế hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma, mẹ tôi một mực không tin mà lặn lội sang những gia đình ở phường Hòa Cường hỏi thăm. Mẹ vẫn hi vọng anh đang bồng súng bảo vệ vùng đảo của Tổ quốc, lo chuyện quốc gia nên chưa về", ông Đồng kể.
Theo cựu binh Trường Sa Dương Văn Dũng, những ngày kỷ niệm, lễ tết, ông lại tìm đến những gia đình liệt sĩ để thắp nén hương tưởng nhớ đồng đội, động viên những người mẹ. Nhưng ông cũng không dám lán lại lâu, vì sợ các mẹ buồn.
"Những cựu binh, mẹ liệt sĩ Trường Sa luôn mong một lần trong đời được đặt chân đến Trường Sa, tâm sự với các anh tại chính nơi họ đã ngã xuống", ông Dũng chia sẻ.
Nguyễn Đông
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

NHỮNG NÉN NHANG CẮM TRÊN ĐẦU GIÓ

Những nén nhang cắm trên đầu gió
chiều đưa thoang thoảng mênh mang
Bóng hoàng hôn sợi khói vờn trăng
Dịu dàng lời ru mẹ
Đất nước chúng tôi
những điều thật lạ
Nghĩa trang nào cũng có mộ liệt sĩ vô danh
Những người đàn bà lần lượt tiễn con
Thằng Út, con Ba
không tìm được xác
Mẹ thắp nhang cắm trên đầu gió
Bao hồn phách anh linh
Bao nhiêu năm rồi
Vẫn đầy nỗi nhớ về con
không vơi tấm lòng người mẹ
Những nén nhang cắm trên đầu gió
rực đỏ

Đừng so sánh nỗi đau
Đừng ai đo đếm những cái nhói lòng
Người phụ nữ Việt Nam
người mẹ anh hùng
Cậm cụi tảo tần
đầu làng cuối chợ
cánh cò, cánh vạc

Đất như người cũng biết trở trăn
Quê hương nầy còn giặc ngoại xâm
Mẹ xẻ thịt, banh da
nuôi con lớn khôn
hiến dâng cho tổ quốc
Những nén nhang cắm trên đầu gió
Sợi khói dồn thời gian trắng mái đầu
Mẹ còng lưng vác nỗi nhớ trên vai
Khi chiều xuống
Trên đầu gió
rực đỏ
Những nén nhang đứng thẳng

 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

chắc là ôm súng lại như ngày xưa quá, nếu có gục cũng phải cho nó vinh vinh tí khỏi hổ danh... :idea:
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Một nén nhang thơm cho chùa thêm ấm áp
 

MHT

SÁMHỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

chắc là ôm súng lại như ngày xưa quá, nếu có gục cũng phải cho nó vinh vinh tí khỏi hổ danh... :idea:
Pác Kimthanh này chưa chờ chỉ thị của Đại ca Băng CCB mà đã manh động => Đọc lại 10 lời thề, 12 đièu kỷ luật . 5 lần.
Em trước là lính bên Cục tác chiến điện tử. Trước đơn vị ở Thái nguyên sau đó chuyển về Sóc Sơn (gần Đền Gióng).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top