Cựu binh dân kế toán

colau.online

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

dongminhkh: vô thì sắp vô, muốn mần lắm rồi mà răng ko có ai tuyển anh( or chị) ạ hehe:D
 

dongminhkh

sắc sắc không không
Hội viên mới
Re: Ðề: Re: Ðề: Cựu binh dân kế toán

Vậy tối ngủ nó có về bóp cổ không vậy bác :k5931592:
Hồi mới về, cũng có một tên bám theo, lâu lâu lại hiện ra nhát ma mình...Bực quá, đạp cho một phát, nó hết hồn vía biến dạng luôn cho tới tận giờ chẳng thấy đâu nữa cả!

vô thì sắp vô, muốn mần lắm rồi mà răng ko có ai tuyển anh( or chị) ạ hehe
Hĩ hĩ....Đừng nóng, từ từ có người tuyển!
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hồi mới về, cũng có một tên bám theo, lâu lâu lại hiện ra nhát ma mình...Bực quá, đạp cho một phát, nó hết hồn vía biến dạng luôn cho tới tận giờ chẳng thấy đâu nữa cả!
Đạp vậy lỡ dính con gấu mẹ đang nằm bên cạnh vào tường thì tính sao.... hahahaha..... :jfbq00191070412ahu0
 

dongminhkh

sắc sắc không không
Hội viên mới
@KT: Đạp nhầm Gấu thì coi chừng bị nó vả cho bay mõm đấy!

.....
Sau khi các M tấn công đã hoàn thành với chiến thắng tuyệt đối. Tới 14h ngày 24/11 lệnh cho đơn vị rút quân và thu dọn chiến trường ( thu dọn những thứ mà lính ta vất lúc sáng như Bộc phá ống, Bộc phá gói, mìn định hướng, cầu vượt Mương vv....... và cả những quả đạn cối và DKz nữa). Anh em vận tải được mùa chiến lợi của chính mình....
Riêng C3, D1 được tăng cường cùng 1 trung đội 1 của C1 và 1 khẩu ĐK 82, 1 khẩu 12,7 ly của C4 hỏa lực Được ở lại chốt giữ Bavet1. Đại đội 2 chốt ở Pa Vét 2 ,Sở Chỉ hay d1 và c1 về tập kết ở Mộc Bài. TTG và các đơn vị về vị trí đóng quân cũ.
Sau những ngày chốt giữ và chuẩn bị tấn công địch mệt mỏi, căng thẳng. Giờ đây sau trận đánh thắng 1 cách “ không giờ” nên phía ta từ chỉ huy cấp cao cho đến lính thì đều có tư tưởng xả hơi, nghỉ ngơi, coi thường địch. Khi được giao nhiệm vụ ở lại chốt giữ lính ta cũng không chú trọng củng cố hầm hào mà tò mò khám phá những căn nhà bỏ hoang và lo việc cải thiện, F đoàn có kế hoạch triệu tập hội nghị quân chính vào sáng ngày 25 để rút kinh nghiệm trận đánh.
Thật nguy hiểm. Những ngày đầu tiên này các cấp chỉ huy cho đến lính đều không hiểu được bản chất vấn đề cuộc chiến của Pốt và chiến thuật cũng như những ý đồ thâm độc của Pốt. Độ lỳ lợm, chịu gian khổ, của lính Pốt trong cuộc chiến du kích song hành cùng với mình những năm tháng đánh Mỹ.VIÊT-LÀO-KHƠME anh em.Lính ta ko thể ngờ rằng chỉ mấy tiếng đồng hồ nữa trận chiến khốc liệt sẽ diễn ra chính nơi đây.
Đại đội 3 cùng các đ/v phối thuộc chốt lại Phum BaVet1. BCH Đại đội lúc ấy C trưởng là anh Nguyễn Tiến Trụ lính 1971 trung uý quê Hải Hưng (anh đã hy sinh ngày 8/4/1978 tại Hà Tiên Kiên Giang khi giữ chức phó tiểu đoàn 1).
CVT là anh Quách Thanh Tiễn Trung uý lính 1968 dân tộc Mường ở Cẩm Long Cẩm Thuỷ Thanh Hoá. CTV phó là anh Nguyễn Tiến Đạo ở Uông Bí Quảng Ninh. Anh Từ C phó quân sự cũng quê Hưng Yên.
Đội hình được bố trí như sau: Căn cứ vào địa hình của phum diện tích khoảng 1Km2 hình thoi có trục đường 1 ở giữa. Trung đội1 và 1 B của C1 tăng cường chốt hướng Đông Nam đường và khẩu ĐK82 ở sát trục đường 1 hướng Chi Phu. Trung đội 2 và 3 chốt hướng Tây Bắc và khẩu 12 ly 7 cũng bố trí gần sát đường 1.Có tiểu đội bb trợ chiến.
Tiểu đội 11 Hoả lực cũng xé nhỏ, tăng cường đại liên và B41 cho các trung đội. Hướng phòng thủ chính là hướng Chi Phụ, rừng Sở và Tây Tây Bắc. BCH C cùng thông tin, nuôi quân quản lý và 2 khẩu cối 61ly đặt ở giữa Phum, sẵn sàng bắn mục tiêu phía trước. Chiều tối, sau khi ăn cơm xong, từng trung đội, tiểu đội đã ổn định vị trí chốt giữ của mình. Nhưng hầm hào ụ súng vẫn còn hời hợt, chỉ lợi dụng ụ đất hay hố chiến đấu của Pốt v.v… Sửa sang qua loa, tuy rằng có phân công canh gác kỹ càng. Mọi người đi ngủ, người ngủ võng, người lợi dụng hiên nhà, gầm sàn nhà để nghỉ, trời vào đêm im lặng. Với một diện tích như Bavét1 mà có 1 C tăng cường hơn trăm tay súng thì rất mỏng, ban đêm cái phum này như càng rộng hơn. BCH đại đội rất trăn trở. Hướng từ trục đường 1 về Bavét 2 được coi nhẹ. Vì có C2 chốt lại là hướng VN. Như vậy là lực lượng mỏng và thưa nên ý thức của mọi người cũng đã có sự đề phòng vì cũng là đêm đầu tiên chốt trên đất K. Càng khuya trời càng yên tĩnh lính ta trừ người được trực gác còn lại đều chìm vào giấc ngủ sau những ngày mệt nhọc. Một số anh em nhất là khẩu 12,7 được tăng cường anh em vừa canh gác vừa hút thuốc rất tự nhiên. Trăng sáng mờ đât trời tĩnh lặng.
Ùng – oàng rồi pằng - pằng - pằng rồi liên tiếp ùng – oàng, tiếng hô: “Trô – Trô – Trô” vang ầm phá tan sự yên tĩnh. Tất cả choàng dậy,vồ lấy súng đạn. Đã thấy tiếng AK pằng pằng pằng, đại liên và cả tiếng B40 của hướng B2 gần khu vực 12,7 bắn trả. C Bộ nhốn nháo một lúc rồi rất nhanh C trưởng Trụ cử C phó Từ và liên lạc C Nguyễn Văn Nên (lính 77 quê Thuỵ Ninh, Thái Thuỵ, Thái Bình, trận ngày 6/12/1977 được tặng HCCC hạng 3. Ngày 3.5.1978 đêm ngày đổi tiền toàn quốc) cả 2 cậu cháu ruột đều hy sinh vì đạn B41 cách nhau 1 2 ngày ở đầu Mộc Bài). Xuống hướng B2 nắm tình hình, tiếng súng hai bên vẫn nổ song thưa dần. Khẩu đội 12,7ly bị trúng quả B40 đầu tiên của Pốt hư hỏng nặng không sử dụng được nữa. Đồng chí chiến sỹ gác ca đó hy sinh và 2 bị thương. Pốt tử vong 2 tên ngay gần khẩu 12,7 do tiểu đội 5, B2 đồng chí Ngô Duy Phơn ( quê ở An Đồng Hải Hậu Thái Bình làm B trưởng) đã chi viện kip thời. Đã bắn chéo cánh sẻ tiêu diệt tốp này. Đánh bật chúng ra. (Đồng chí Phơn hy sinh lúc gần trưa ở đợt tập kích tiếp)
Anh Từ nhanh chóng cho chuyển thương binh liệt sỹ về BCH sơ cứu và củng cố lại trận địa. Địch sau lần tập kích đó lại thấy im lặng. Nhưng các hướng báo về là đều thấy Pốt hô “Trô - Trô”. Nhận định tình hình là chúng không nắm được lực lượng và cách bố phòng của ta nên hò hét thăm dò ta. Nhóm tập kích vào 12,7 ly có thể là trinh sát Pốt. Im lặng xong tất cả mọi người đều bừng tỉnh. Khẩn trương củng cố hầm hào, đắp ụ súng, ra vị trí chiến đấu, căng mắt ra, dỏng tai lên quan sát và nghe ngóng địch. Ai cũng thấy trận chiến ác liệt đã thực sự bắt đầu.
...
 

mickey1

Member
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.... (phần I)
ST
a ơi
e thích lịch sử ghê
mà e bờm lắm
CHẳng nhớ gì, k bit gì hết ah
e thích ai kể về thời chiến ghê
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Năm 1226, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý.

Sau khi chính thức nắm quyền cai trị, nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.

Trong khi đó ở phương bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim(1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống.

Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ. Chiến tranh nổ ra vào năm 1258 khi Uriyangqatai cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, cuối tháng 1 năm 1258.

Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Đế quốc Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía Đông tới Nhật Bản, và xuống phía Nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía Nam, nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Myanma trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Myanma năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng Nam. Dưới chiêu bài đề nghị nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt.... :191: ĐẠI VIỆT...
 
Sửa lần cuối:

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Có cách nào đăng ký đi lính một lần nữa không hè, nếu được xin ra đảo "chơi" với Tàu Khựa ... mịe thấy ghét...
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Nếu được đi lính một lần nữa tôi xin làm lính đảo....
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Nếu được đi lính lần nữa, tôi xung phong ra đảo....
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Nếu được đi lính một lần nữa, tôi xung phong ra đảo...
 

Sư Tử Chúa

Quản lý SMOD & MOD
Thành viên BQT
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tôi cũng xung phong.

Lão kimthanh08 khỏe chứ? Bác dongminhkh lúc này sao rồi?
 

dongminhkh

sắc sắc không không
Hội viên mới
Hehe....Ai cho mấy lão đi nữa đâu mà đòi....
Đi còn muốn té mà còn bày đặt xung phong! Ờ, mà cho mý lão đi tăng gia, nhá!
Kekeke.....
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Nhà Trần để lại trong sử sách chẳng những của nước nhà mà của Thế giới nữa, một
chiến công vô cùng oanh liệt đầu thế kỷ thứ 13, vậy tổ chức quân sự của Trần triều thế
nào ta cần phải tìm hiểu rõ rệt.
Theo Toàn Thư quyển 5, Cương Mục quyển 6, tháng ba năm Kỷ Hợi (1245) có việc
tuyển trai tráng làm binh lính chia làm ba hạng: thượng, trung, hạ. Tháng hai năm Bính
Ngọ (1246) chọn người cho vào quân Tứ Thiên, quân Tứ Thánh, quân Tứ Thần, các
quân này đều là Túc vệ binh gồm quân Thiên thuộc, quânThánh đức và quân Thần
sách. Chữ Tứ (4) chắc là mỗi quân chia ra 4 vệ. Vệ là thế nào sử cũ không chép rõ.
Tháng hai năm Tân Sửu (1247) triều đình lấy người khỏe mạnh và biết võ nghệ sung
vào Thượng đô túc vệ.
Tại các lộ Thiên Trường (nay là phủ Xuân Trường thuộc Nam Định, quê hương họ
Trần) và Long Hưng có lập quân Nội thiên thuộc, quân Thiên Cương, quân Chương
Thánh, quân Củng thần. Các lộ Hồng (nay là Hải Dương), Khoái (Hưng Yên) có lập
quân Tả Thánh đức và Hữu Thánh đức bằng trai tráng địa phương. Các lộ Trường Yên
(nay thuộc Ninh Bình) Kiến Xương (nay thuộc Thái Bình), đặt làm quân Thánh Đức,
quân Thần Sách. Còn thì sung làm quân Cấm Vệ chia ra ba bậc nhập vào đội trạo nhi
(thủy quân).
Tháng hai năm Tân Dậu (1261) có việc tuyển binh ở các lộ. Người khỏe cho làm lính,
còn thì sung vào làm sắc dịch ở các sảnh, viên, cục và làm đội tuyển phong ở các lộ,
phủ, huyện (Cương mục quyển 7, tờ 1b).
Tháng tám, năm Đinh Mão (1267) quân lính chia ra như sau:
Quân có 30 Đô. Mỗi Đô có 80 người tuyển trong họ tông thất lấy người hiểu binh
pháp, võ nghệ chỉ huy.
Lại có quân Tứ Xương là những lính chuyên canh gác bốn cửa thành thay đổi nhau.
Thứ quân này đối với các quân trên kia không quan hệ bằng.
Các ngạch quân chia làm thân quân, du quân và vương hầu gia đồng.
Thân quân có: 1) Thánh dực đô. 2) Thần dực đô. 3) Long dực đô. 4) Hổ dực đô. 5)
Phụng nha quan chức lang. (Từ đây trở lên đều có tả hữu có nghĩa là bốn Đô và mỗI
Lang đều có tả hữu. Ví dụ: Tả thánh dực đô, hữu thánh dực đô v.v...)
Du quân có: 1) Thiết lâm đô. 2) Thiết hạm đô. 3) Hùng hổ đô. 4) Vũ an đô.
Vương hầu gia đồng có: 1) Toàn hầu đô. 2) Dược đông đô. 3) Sơn liêu đô v.v...
Số lượng quân nhà Trần lúc thường không có tới 10 vạn, nhưng khoảng niên hiệu
Thiệu Bảo (1279-1284) vì có cuộc chiến tranh tự vệ nên quân số lên tới hai mươi vạn
166 Việt Sử Toàn Thư
(200000). Đây là số quân động viên ở các lộ Đông, Nam. Quân Thanh Nghệ chưa hề
tuyển dụng đến.35
Binh phục thời bấy giờ thế nào không thấy sử chép chỉ biết rằng quân sĩ đương thời
đều có đội nón, căn cứ vào đạo quân của Trần Khánh Dư ở Vân Đồn có đội nón Ma lôi.
Đáng chú ý một điều là trong thời nhà Trần các vương hầu được phép mộ dân gian
làm lính nên năm Quý Mùi (1283) các vương Quốc Hiến, Quốc Tảng ... đã huy động các
dân Bằng Hà (thuộc tỉnh Hải Dương), Na Sầm (thuộc Lạng Sơn), An Sinh, Long Nhãn
(đời Lê đổi là Phượng Nhãn) đến họp ở Vạn Kiếp.
Đứng đầu bộ chỉ huy là "Tiết chế" cũng chức như Tổng tư lệnh ngày này, toàn quyền
điều động thủy lục chư quân. Cấp tướng chỉ huy các Quân và Đô phải là người trong họ
Trần và tinh thông võ nghệm chiến lược. Các tướng quân thì có Phiêu kỵ tướng quân là
chức riêng phong cho các hoàng tử.
Kỷ luật rất nghiêm: Kẻ nào đào ngũ sẽ phải chặt ngón chân. Nếu tái phạm kẻ đó sẽ
bị voi giày.
Về tuế bổng chỉ có quân túc vệ được hưởng, còn quân các đạo khác thì khi yên ổn
chia phiên về làm ruộng cho đỡ tốn công quỹ.

Trích trong Việt sử toàn thư - Nguyễn Văn Sơn.
 

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hôm nay giải phóng Phan Thiết :dotphao:
 

dongminhkh

sắc sắc không không
Hội viên mới
Sao bài viết lại bị ẩn mất đâu nhể? (Bài của lão KT08 Ý)????
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top