Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

quynhmai3790

New Member
Hội viên mới
Cty em là công ty thương mại, công ty con của 1 công ty sản xuất bia. Công ty em chuyên bán bia do công ty mẹ sản xuất ra.
Vì hai công ty nằm gần nhau nên để tiết kiệm chi phí, công ty mẹ xuất thẳng bia cho người mua bia. Nhưng trên thủ tục vẫn làm như là xuất cho cty em, sau đó cty em xuất cho người mua bia.
Vì vậy lượng tồn kho của công ty em chủ yếu theo dõi trên sổ sách. Ngày nào kế tóan thấy âm kho thì làm giấy yêu cầu công ty mẹ xuất hóa đơn. Cuối tháng kế tóan cân đối lượng bán ra, tồn kho mà yêu cầu công ty mẹ xuất hóa đơn cho hợp lý.
Nhưng tháng 8 vừa rồi, công ty mẹ quên xuất cho bên em 1 hóa đơn, mà để sang tháng 9 mới xuất, vì chị phụ trách nghỉ phép mà bên em không biết. Vì vậy nên cuối tháng trên sổ sách bị âm kho.
Trong khi đó hóa đơn tháng 9 đã xuất rồi nên không chen vào giữa được. Bây giừ bên em đang đau đầu không biết phải làm sao.
Có sư phụ nào biết cách giải quyết thì chỉ cho em với.
:tapta:
 

tulipviet

Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

Bạn làm 1 phiếu nhập kho, một biên bản giao nhận hàng hóa có đầy đủ chữ ký của 2 bên cho đủ số hàng bạn đã bán trong tháng 8 trước hoặc bằng với ngày bạn xuất hóa đơn . Tháng 9 này bảo công ty mẹ xuất hóa đơn lô hàng đó cho bạn . Trường hợp này như kiểu hàng về trước hóa đơn về sau đó bạn
 

quynhmai3790

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

OH, vậy ah,
Em cũng có nghĩ tới làm kiểu hàng đang trên đường như vậy, nhưng khổ cái là nhà máy bia sát ngay tại công ty em, chứ không fải là ở xa như bình thường, ko biết làm kiểu đó có vô lý ko nữa,
Nhưng mà ko có cách nào chăk cũng làm vậy thôi, còn hơn để âm kho,
Em cảm ơn, hjhj
 

pqhung091965

Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

Cty bạn có công ty mẹ, bạn là kế toán của cty con, muốn làm gì thì cũng phải thông qua phòng kế toán của công ty mẹ, không được tùy tiện. Bạn cần tham khảo ý kiến của phòng kế toán Cty mẹ chứ không phải ở đây.

Nhiều bạn là kế toán viên quên mất nguyên tắc này, chính sách kế toán của cty đều do kế toán trưởng hoặc phòng kế toán công ty mẹ (nếu có) quy định, có thể nó không như ta hiểu nhưng ta phải tuân thủ .
 

dolanhuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

Cty bạn có công ty mẹ, bạn là kế toán của cty con, muốn làm gì thì cũng phải thông qua phòng kế toán của công ty mẹ, không được tùy tiện. Bạn cần tham khảo ý kiến của phòng kế toán Cty mẹ chứ không phải ở đây.

Nhiều bạn là kế toán viên quên mất nguyên tắc này, chính sách kế toán của cty đều do kế toán trưởng hoặc phòng kế toán công ty mẹ (nếu có) quy định, có thể nó không như ta hiểu nhưng ta phải tuân thủ .
@ pqhung091965 chắc chắn phòng kế toán bên công ty mẹ cũng chưa có hướng giải quyết, nếu có rồi bạn quynhmai3790 không post câu hỏi lên diễn đàn rồi.

Mình nghĩ đây cũng là một case cho mọi người thảo luận, nếu ai đang/sẽ gặp những vướng mắc tương tự sẽ biết để cùng nhau giải quyết.
 

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

Cách 01: mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường
= > Ghi chú: thận trọng khi dùng cách này vì với cách này thì bạn phải cân đối thuế thu thu nhập doanh nghiệp sao cho chi phí như quản lý: văn phòng phẩm, điện, nước, lương quản lý.....sao cho tổng tiền chi phí quản lý này = với số tiền của hóa đơn lẻ này để tránh phải đóng thuế TNDN của năm tài chính
NGHỊ ĐỊNH​
Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Vậy:
Theo Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, những chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Các trường hợp thường gặp phải là:
1. Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
2. Các khoản chi phí phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp.

= > Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn : VAT ( hóa đơn tự in có đăng ký và là đủ các thủ tục: thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp thuận cho lưu hành , có hợp đồng, mẫu hóa đơn và thanh lý với nhà in hóa đơn……. và đã được cơ quan thuế duyệt hoặc mua hóa đơn thông thường do cơ quan thuế cấp phát)
=> Những chi phí theo các này không do Bộ tài chính phát hành, hoặc cho phép DN tự in hay đi in, và những hđ đặc thù, Mà họ tự mua trôi nỗi trên thị trường rồi ghi vào ,dù giá thanh toán lớn hay nhỏ hơn >= 200.000 đ đều ko được bên thuế chấp nhận => Không hợp lệ do đó chỉ xem nó là chi phí kế toán còn với thuế khi quyết toán thuế TNDN cuối năm phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.2.5 : các khoản ko được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 22%
= > Với cách cuối năm chỉ việc loại nó ra là xong làm tốt có 99% công lực
Làm lại KHBS điều chỉnh bổ sung của quyết tóan thuế

Cách 02: thủ tục trước ngày hóa đơn mang hàng về sau
- Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán
- Phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào
- Phiếu hoạch toán
- Phiếu nhập kho
- Phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có


Hoạch toán treo công nợ:
Nợ 152,156/ có 331
= > Với cách này lý giải bên bán là đơn vị mua bán thương mại đã giao hàng đã bán nhưng ko chịu xuất hóa đơn lỗi ở bên Bán chứ ko do lỗi của tôi căn cứ luật để nói
THÔNG TƯ Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014
[h=5]Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ[/h]2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
= > Cách này 10/50 nếu vui thì thuế chấp nhận chẳng vui thì loại tòan bộ còn tùy cách bạn làm họ vui như thế nào

Cách 3: có sao làm vậy khoanh tay đợi ngày quyết tóan thuế, phạt thì phạt, muốn nặng sẽ nặng muốn nhẹ sẽ có cách nhẹ, Bởi không có đầu vào thì làm sao có đầu ra, không có đầu vào mà anh có đầu ra vậy là anh bán hóa đơn khống rùi
+Nặng thì theo luật thuế: không có hàng hóa nhưng vẫn xuất hóa đơn -> Xuất khống-> cả bên bán và bên mua mức phạt cao nhất là 50.000.000 đồng.
NGHỊ ĐỊNH​
Số: 109/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN​

Chương 4.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN

Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
THÔNG TƯ Số: 10 /2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2014
[h=5]Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn​
[/h]Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hoá đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này).
 

dolanhuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

Cách 01: mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường
= > Ghi chú: thận trọng khi dùng cách này vì với cách này thì bạn phải cân đối thuế thu thu nhập doanh nghiệp sao cho chi phí như quản lý: văn phòng phẩm, điện, nước, lương quản lý.....sao cho tổng tiền chi phí quản lý này = với số tiền của hóa đơn lẻ này để tránh phải đóng thuế TNDN của năm tài chính
@ chudinhxinh

Là sao hả bạn? Hóa đơn mua lẻ này thuộc khoản mục chi phí đầu vào (hàng hóa), chi phí quản lý cũng thuộc nhóm chi phí, thực hiện việc này là tăng chi phí mà? đâu có phát sinh doanh thu đâu mà bạn nói "tránh đóng thuế TNND"?
 

dolanhuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

Đọc lại phần cuối mới thấy bạn chudinhxinh nói loại cái HĐ bán lẻ ra khỏi phần chi được trừ, tới lúc này mới phát sinh "thuế TNDN", nhưng không sorry vì bạn viết dài quá, đọc mỏi hết cả mắt hehe.

Theo mình hướng xử lý đơn giản nhất đó là cty mẹ lập hóa đơn bổ sung doanh thu vào tháng 9, sau đó làm biên bản giải trình với cquan thuế. Về bản chất cty các bạn ko trốn thuế, chỉ là bỏ sót doanh thu, nay phát hiện kịp thời kê khai bổ sung doanh thu và nộp thuế GTGT đầy đủ.

Vì đây là cty mẹ - cty con nên không thể nói: lỗi bán hàng ko xuất HĐ là lỗi của người bán được => nói như vậy chị kế toán trưởng c ty mẹ nghe được báo cáo Sếp là toi đấy hehehe
 
Sửa lần cuối:

dolanhuong

Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

Chắc sản xuất bia lời nhiều lắm nên Cty mẹ mới thành lập cty con để chuyển giá hihi. Cái này hơi ngoài lề, nếu phạm quy admin có thể xóa giúp mình nhé!!!!
 

phamkutit

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cho em hỏi làm thế nào để xử lý âm kho?

Cách 02: thủ tục trước ngày hóa đơn mang hàng về sau
- Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán
- Phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào
- Phiếu hoạch toán
- Phiếu nhập kho
- Phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có

Bạn ơi, theo TT10/2014/TT-BTC
Khoản 3, Điều 11 quy định:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hoá đơn không đúng thời điểm.
Thời điểm lập hoá đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hoá đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hoá đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).


Vì thế mà mình thấy bổ sung phiếu xuất kho của Bên bán có vẻ như không ổn?






 

chinh_chinh

New Member
Hội viên mới
các bạn làm kế toán bên linh vực sản xuất bia thì cho tớ hỏi chút:
thứ nhất:cách quản lý các vật tư nhỏ trong kho thì quản lý như thế nào để tạo điều kiện lúc kiểm kê hàng được dễ dàng vậy( hiện tại thủ kho bên mình đang xếp các vật tư đó theo các xưởng lấy ra nhưng khi kế toán xuống kiểm kê thì rất lâu)
Thứ hai: là đối với sản xuất bia box thì khi bên cty sản xuất sẽ quản lý vỏ box như thế nào để cuối tháng nắm bát được bên cty thương mai đang giữ bao nhiêu vỏ box bên cty sản xuất(có nên quản lý bằng phần mềm hàng ngày xuất nhập vỏ box hay để cuối tháng tổng hợp quản lý file ngoài)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top