Chia sẻ kiến thức cho người làm kế toán

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Chính sách mới về thuế, phí, lệ phí có hiệu lực kể từ tháng 3/2020

Nhiều chính sách mới như việc sửa đổi quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải; Lượng hạn ngạch thuế quan ô tô đã qua sử dụng… sẽ có hiệu lực kể từ tháng 3/2020.

1. Sửa đổi quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải
Từ ngày 01/3/2020, Thông tư số 90/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 261/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải, biểu mức thu phí và lệ phí hàng hải, cùng Thông tư số 17/2017/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải bắt đầu có hiệu lực.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải như sau:
- Trước khi tàu thuyền được cảng vụ hàng hải cấp phép rời khu vực hàng hải, người nộp phí, lệ phí hàng hải phải nộp và thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải. Việc nộp phí, lệ phí hàng hải được phép chậm nộp tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày tàu thuyền được cấp phép rời cảng khi thuộc vào các trường hợp sau:
  • Người nộp phí, lệ phí có ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật dân sự để nộp phí, lệ phí cho tàu thuyền (khoản 1 Điều 3 Thông tư số 90/2019).
  • Người nộp phí, lệ phí có cam kết hoặc ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật dân sự để nộp phí, lệ phí tàu thuyền (khoản 2 Điều 3 Thông tư số 90/2019).
- Trường hợp phương tiện neo đậu từ 01 tháng trở lên tại khu vực hàng hải, phí sử dụng vị trí neo, đậu được tính như sau: Nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu theo tháng. Thời hạn nộp trong ngày làm việc đầu tiên của tháng kể tiếp; tháng cuối cùng, thực hiện nộp phí (điểm a khoản 6 Điều 6 Thông tư 261/2016).
- Trường hợp phương tiện thủy nội địa theo quy định của pháp luật được làm thủ tục vào, rời cảng biển 01 lần lúc rời cảng nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC (bao gồm phí, lệ phí lượt vào và phí, lệ phí lượt rời).
- Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu hoặc nộp bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vào TK của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại Kho bạc Nhà nước (hoặc Ngân hàng thương mại).
2. Lượng hạn ngạch thuế quan ô tô đã qua sử dụng NK hàng năm
Thông tư số 04/2020/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo Hiệp định CPTPP, chính thức có hiệu lực từ ngày 05/3/2020.
Cụ thể, lượng hạn ngạch thuế quan ô tô đã qua sử dụng NK hàng năm theo cam kết tại Hiệp định CPTPP như sau:


3. Khung giá tính thuế tài nguyên đối với một số loại khoáng sản có thay đổi
Thông tư số 05/2020/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên (TTN) đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau.
Theo đó, thay đổi khung giá tính TTN đối với khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại cụ thể như:
- Cát san lấp (gồm cả cát nhiễm mặn): mức giá tối đa tính TTN từ 80.000 đồng/m3 tăng lên 200.000 đồng/m3;
- Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: mức giá tối thiểu tính TTN từ 49.000 đồng/m3 giảm còn 27.000 đồng/m3, giá tối đa vẫn giữ nguyên mức 70.000 đồng/m3;
- Đá vôi sản xuất vôi công nghiệp (khoáng sản khai thác): mức giá tối thiểu tính TTN từ 161.000 đồng/m3 giảm còn 63.000 đồng/m3 và mức giá tối đa từ 230.000 đồng/m3 giảm còn 90.000 đồng/m3;...
Thông tư số 05/2020/TT-BTC chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 05/3/2020,
4. Tăng mức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với người lớn
Có hiệu lực từ 18/3/2020, Thông tư số 06/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 205/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam như sau:
- Người lớn thu 40.000 đồng/người/lượt (Hiện nay là 30.000 đồng/người/lượt).
- Sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thu 20.000 đồng/người/lượt (Hiện nay là 10.000 đồng/người/lượt).
- Trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông thu 10.000 đồng/người/lượt.
- Sinh viên, học sinh, học viên theo quy định nêu trên là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
Trẻ em là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu gặp khó khăn khi xác định là người thuộc nhóm tuổi này, thì phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác chứng minh là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Cách tra cứu bảo hiểm xã hội trực tuyến

Khi tình trạng kinh doanh gặp phải khó khăn, thực tế có nhiều doanh nghiệp đã trốn đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) hoặc đóng chậm nhưng vẫn trích thu theo tỷ lệ đóng từ tiền lương người Lao động. Vì vậy quá trình đóng nộp BHXH của Doanh nghiệp là một thông tin quan trọng mà người lao động cần nắm được để đảm bảo quyền lợi của mình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu bảo hiểm xã hội trực tuyến để các bạn có thể tra cứu thông tin BHXH của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.

1. Những kiến thức chung về BHXH
Khái niệm:
Bảo hiểm xã hội là một gói sản phẩm mang đến sự đảm bảo dành cho người lao động. Các chế độ sẽ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi rơi vào tình trạng ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi về hưu… dựa trên cơ sở tỷ lệ trích đóng định kỳ vào quỹ BHXH.
Các chế độ của BHXH Việt Nam hiện nay bao gồm:
  • Chế độ bảo hiểm trong trường hợp ốm đau:
  • Chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
  • Chế độ bảo hiểm trong trường hợp thai sản;
  • Chế độ bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp;
  • Chế độ trong thời gian hưu trí;
  • Chế độ bảo hiểm về y tế
  • Chế độ bảo hiểm trong trường hợp tử tuất.
2. Nghĩa vụ của cá nhân và doanh nghiệp với BHXH
Theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, việc trích đóng các khoản phí BHXH, BHYT, BHTN là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và cả người sử dụng lao động (doanh nghiệp). Cụ thể, căn cứ theo Luật BHXH năm 2014 trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động được quy định như sau:
Hàng tháng, Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86. Khoản phí đóng được trích từ tiền lương của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 85.
Trong một tháng:
+ Mức đóng BHXH cho một người lao động chiếm tỷ lệ 26% tiền lương. Trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 18% và 8% dành cho người lao động.
+ Mức đóng BHYT cho một người lao động chiếm tỷ lệ 4.5% tiền lương. Trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 3% và 1.5% dành cho người lao động.
+ Mức đóng BHTN cho một người lao động chiểm tỷ lệ 2% tiền lương. Trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 1% và 1% còn lại dành cho người lao động.
Như vậy, tổng số phí trích nộp phải đóng cho các khoản BHXH, BHYT, BHTN là 32.5% tiền lương, trong đó doanh nghiệp phải đóng 22% và người lao động đóng 10.5% trích từ tiền lương hàng tháng.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng lao động nhưng không đóng bảo hiểm xã hội, hoặc trích đóng tiền lương của người lao động không đúng theo tỷ lệ 10.5% đều là những hành vi vi phạm, k tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nếu doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trước với nhau về việc doanh nghiệp sẽ đóng 100% chi phí bảo hiểm cho người lao động bằng các điều khoản trong hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ cam kết khác thì vẫn được pháp luật cho phép.

3. Hướng dẫn cách tra cứu BHXH trực tuyến
3.1. Cách tra cứu mã số sổ bảo hiểm
Hiện nay việc tra cứu mã số sổ bảo hiểm xã hội bằng thức Online diễn ra rất đơn giản và nhanh chóng. Các bạn chỉ cần truy cập theo địa chỉ website: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu sau đó chọn mục “Tra cứu mã số BHXH”. Trang web sẽ chuyển về giao diện tra cứu như sau:

Diễn giải chi tiết về các thông tin cần nhập:
(1) Tỉnh/TP *: Là Tỉnh/Thành phố thường trú (Quê quán đăng ký trong Hộ khẩu hoặc CMND)
(2) Quận/Huyện: Chọn quận, huyện nơi đăng ký (Không bắt buộc)
(3) Phường/Xã: Phường xã nơi cá nhân đăng ký (Không bắt buộc)
(4) Thôn/xóm: Địa chỉ thôn xóm (Không bắt buộc)
(5) CMND: Nhập số chứng minh nhân dân
(6) Họ Tên *: Nhập họ và tên người cần tra cứu (Không dấu hoặc có dấu)
(7) Có dấu/Không dấu: Nếu họ và tên ở bước 3 viết có dấu hoặc không dấu tương ứng
(8) Ngày Sinh: tích chọn Năm Sinh. và điền năm sinh vào ô sau (Bắt buộc nếu không có số CMND)
(9) Tích chọn vào ô vuông để xác thực Capcha
(10) Bấm chuột chọn Tra cứu
Nếu có số CMND, các bạn chỉ cần điền đầy đủ và chính xác thông tin tại các trường (1) (5) (6) (7) (9) 10). Trong trường hợp không cung cấp được số CMND các bạn vẫn có thể tra cứu mã số sổ BHXH nhanh chóng bằng cách điền đầy đủ thông tin vào các trường (1) (2) (3) (4) (6) (7) (8) (9) (10). Ngày sinh là một thông tin bắt buộc cần có khi các bạn không cung được thông tin về số CMND.
Sau khi thực hiện tra cứu, hệ thống sẽ trả về kết quả toàn bộ thông tin về người đã đăng ký Bảo hiểm xã hội. Nếu kết quả trả về là 0 các bạn cần kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin đã nhập.
>>> Chi tiết: Cách tính bảo hiểm xã hội một lần.
3.2. Cách tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội
a. Trường hợp đã đăng ký SĐT với dịch vụ chăm sóc khách hàng BHXH khi làm hồ sơ tham gia.

Đối với trường hợp này, tương tự như việc tra cứu mã số sổ BHXH, các bạn truy cập vào trang https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu và chọn mục “Tra cứu quá trình tham gia BHXH”. Sau khi lựa chọn, màn hình giao diện sẽ xuất hiện như sau:


Quy trình nhập thông tin tra cứu:
  • Điền thông tin về tỉnh thành và cơ quan BHXH đã đăng ký tham gia bảo hiểm.
  • Nhập quãng thời gian cần tra cứu: từ tháng … đến tháng
  • Điền số CMND
  • Nhập đầy đủ họ và tên người tham gia BHXH và tích chọn có dấu hoặc không dấu.
  • Lấy mã số BHXH của cá nhân tham gia sau khi tra cứu nhập vào.
  • Nhập số điện thoại đã đăng ký để nhận mã OTP
  • Tích chọn vào ô “tôi không phải người máy” và chờ xác nhận.
  • Click chuột vào ô “Lấy mà OTP”
  • Kiểm tra tin nhắn điện thoại để lấy mã OTP được gửi về và nhập chính xác sau đó bấm “Tra cứu”. Lưu ý ở bước này cần thao tác nhanh, vì mã OTP gửi về chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian 4 phút, nếu quá thời gian này bạn sẽ phải thao tác lại để lấy mã khác.
Sau khi bấm tra cứu, nếu các thông tin là hoàn toàn chính xác hệ thống sẽ trả về bảng kết quả với đầy đủ thông tin về thời gian tham gia, chức vụ, đơn vị công tác của người được tra cứu.



b. Trường hợp tra cứu bằng tin nhắn điện thoại
Kể từ ngày 01/08/2019, Công văn 815/CNTT-PM 2019 thông báo về việc dừng tin nhắn tra cứu tới đầu số 8179. Thay vào đó, người lao động có thể tra cứu quá trình tham gia đóng BHXH của mình qua đầu số 8079 kể từ ngày 16/04/2019 theo công văn số 393/CNTT-PM. Tra cứu theo 5 cú pháp cụ thể như sau:
  • Tra cứu thời gian tham gia BHXH bằng cú pháp BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079
  • Tra cứu theo khoảng thời gian tham gia BHXH bằng cú pháp BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi 8079
  • Tra cứu theo năm thời gian tham gia BHXH bằng cú pháp BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079
  • Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT bằng cú pháp BH THE {mã thẻ bảo hiểm y tế} gửi 8079
  • Tra cứu hồ sơ đã nộp, tình trạng hồ sơ bằng cú pháp BH HS {mã hồ sơ} gửi 8079
4. Các lưu ý để tra cứu nhanh chóng
  • Các trường có ký hiệu (*) là những trường bắt buộc yêu cầu người tra cứu cần cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác.
  • Các trường địa chỉ là thông tin quê quán được đăng ký theo hộ khẩu. Nếu có sự thay đổi về tách khẩu, nhập khẩu thì phải khai báo theo thông tin mới nhất.
  • Cung cấp thông tin càng đầy đủ thì tính chính xác càng cao.
  • Sau khi tra cứu kết quả trả về là 0 cũng không nên quá lo lắng. Có thể do sai sót chỗ nào đó trong phần thông tin nhập vào hoặc không biết chính xác địa chỉ đăng ký BHXH.
Việc tra cứu bảo hiểm xã hội trực tuyến là một hình thức rất thiết thực, hữu ích đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của nhiều người. Qua đây, người lao động có thể chủ động theo dõi và kiểm soát chặt chẽ việc đóng nộp phí BHXH cho mình của doanh nghiệp. Từ đó có thể có những phương hướng xử lý phù hợp nhất để đảm bảo chế độ và quyền lợi của bản thân và yên tâm làm việc.

Có thể bạn quan tâm Phần mềm ERP của BRAVO
 

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Cách xử lý khi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế phát sinh sai sót

Trong quá trình khởi tạo hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế, có thể phát sinh những sai sót nhất định. Khi đó, tùy vào đối tượng phát hiện sai sót cũng như thời điểm phát hiện sai sót mà cần hướng xử lý thích hợp.


Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính có quy định về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, để xử lý các sai sót trên hóa đơn điện tử được chính xác thì trước hết kế toán cần xác định cụ thể 2 vấn đề sau:
  • Thứ nhất, đơn vị đang sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực hay không có mã xác thực của cơ quan thuế;
  • Thứ hai, khi phát hiện sai sót, hóa đơn điện tử đó đã được bên bán và bên mua kê khai thuế hay chưa.
Đối với trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có sai sót:
Nếu chưa gửi hóa đơn cho người mua, thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn; tiến hành lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

Nếu như đã gửi cho người mua, mà phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có sai sót thì xử lý như sau:
Một là, sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng mã số thuế không sai, các nội dung khác không sai, thì người bán thông báo cho người mua; thông báo với cơ quan thuế; đồng thời, không cần phải lập lại hóa đơn.
Hai là, sai về mã số thuế, sai về các nội dung như số tiền ghi trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng. Trong tình huống này, người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời thực hiện các công việc: Người bán thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hoá đơn điện tử và lập hóa đơn điện tử mới thay thế. Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế, rồi người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã lại cho hóa đơn điện tử mới.
Trường hợp, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót thì cơ quan thuế lập thông báo báo ngay cho người bán về tình trạng sai sót để người bán kiểm tra. Trong 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu về việc hủy hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã lập bị sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới rồi gửi cho người mua.
Lưu ý, nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn. Hóa đơn điện tử có mã đã hủy không còn giá trị sử dụng, song vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
05 nhóm đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất từ ngày 8/4/2020

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP quy định về 05 nhóm đối tượng sẽ chính thức được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất kể từ ngày 8/4/2020.


Như vậy, 05 nhóm đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, bao gồm:
Một là, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế: sản xuất, chế biến thực phẩm; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; xử lý và tráng phủ kim loại; gia công cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; hoạt động sản xuất xây dựng.
Hai là, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành: giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch; vận tải kho bãi; hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động chiếu phim; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí.
Danh mục ngành kinh tế liệt kê bên trên, được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trong đó, phân ngành kinh tế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
Ba là, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Nghị định số 41/2020/NĐ-CP nêu rõ, ngành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nêu tại các quy định trên là ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có hoạt động SXKD và phát sinh doanh thu trong năm 2019 hoặc năm 2020.
Bốn là, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đối tượng này được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm là, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm công bố danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hỗ trợ khách hàng để cơ quan quản lý thuế thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo nghị định này.
Theo ước tính của Bộ tài chính, số tiền gia hạn thuế, tiền thuê đất theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP lên tới 180 nghìn tỷ đồng. Nghị định được ban hành kịp thời là một giải pháp quan trọng, thiết thực giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn trước tác động bất lợi của đại dịch Covid-19.

Có thể bạn quan tâm:
Phần mềm kế toán BRAVO
 

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Nhận bảo hiểm xã hội 1 lần: Thiệt nhiều hơn lợi, hãy cân nhắc!

Đại dịch Covid-19 đang khiến kinh tế gặp khó khăn, do vậy, thay vì chờ đủ tuổi lĩnh lương hưu thì nhiều người lao động lại chọn cách đăng ký nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.


Đối tượng được nhận BHXH một lần


Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có 06 trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được nhận BHXH một lần, cụ thể:
1. Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
2. Đủ 55 tuổi nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH, và chọn không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với người lao động là nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
3. Ra nước ngoài để định cư;
4. Người đang mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, xơ gan cổ chướng, phong, bại liệt, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh lý khác được Bộ Y tế quy định;
5. Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc nhưng không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
6. Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm mà không tiếp tục đóng, đồng thời chưa đủ 20 năm đóng (theo Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13).
Quy định về việc tính bảo hiểm xã hội 1 lần đã có trong Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó: Bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian mà người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (BQTL) tháng đóng BHXH.
Cứ mỗi năm, người lao động nhận được:
- 1,5 tháng BQTL tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng BQTL tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, tối đa là 02 tháng BQTL tháng đóng BHXH (nếu đóng chưa đủ 01 năm).


(Nhận bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động sẽ rất thiệt thòi)

Quy định về mức nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần không bao gồm số tiền mà Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ phi là trường hợp người lao động bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể:
Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x Mức BQTL x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mức BQTL x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
Trong đó, xét theo thời gian tham gia BHXH:

  • Thời gian tham gia đóng BHXH có tháng lẻ: thì từ 01 - 06 tháng sẽ được tính là nửa năm; còn đóng từ 07 - 11 tháng được tính là một năm;
  • Trường hợp tính đến trước ngày 01/01/2014, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì sẽ được chuyển những tháng lẻ đó sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi, để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
TS Bùi Sỹ Lợi phân tích, quy định của Luật Bảo hiểm xã hội đã nêu rõ, người lao động (NLĐ) đóng 22% mức lương, tương ứng với khoảng 2,64 tháng lương. Nhưng khi nhận chế độ một lần, chính sách chỉ chi trả 2 tháng lương/năm cho người lĩnh. Như vậy Nhà nước không thiệt mà NLĐ thiệt. Nhưng họ không biết và vẫn đăng ký nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.
Trong khi đó, bóc tách khoảng 22% kể trên, NLĐ chỉ phải góp vào 8% mức lương của vào quỹ hưu trí và tử tuất, phần 14% còn lại là sự đóng góp của doanh nghiệp. TS Bùi Sỹ Lợi cho biết thêm, mức 14% trên của doanh nghiệp đã được hạch toán vào chi phí SXKD và đã được trừ trong thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với NLĐ.

Theo phân tích của các chuyên gia ngành BHXH, trong lúc khó khăn này ai cũng cần tiền tuy nhiên không nên “ăn trước” tiền tích luỹ cho tuổi già của mình được. Có nhiều cách để người lao động vượt qua khó khăn trước mắt thay vì việc chăm chăm nhìn vào số tiền đóng BHXH của bản thân.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Đây là việc người nộp thuế cần làm để được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất

Nghị định số 41/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành có quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Theo đó, người nộp thuế cần thực hiện một số công việc sau để đảm bảo quyền lợi của mình.

Để đơn giản hoá thủ tục hành chính, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, người nộp thuế trong bối cảnh chịu nhiều tác động bất lợi từ đại dịch Covid-19, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, Nghị định số 41/2020/NĐ-CP quy định, người nộp thuế được gia hạn thực hiện gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, gửi 01 lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng (hoặc theo quý), thì ngày 30/7/2020 là thời hạn chậm nhất để hoàn thành việc nộp. Cơ quan quản lý thuế vẫn thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của các kỳ phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp Giấy đề nghị gia hạn.
Với trường hợp người nộp thuế được Nhà nước cho thuê đất tại nhiều địa bàn khác nhau, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm phải gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế nơi có đất thuê.



Một số lưu ý khi thực hiện

Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, căn cứ theo Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, cơ quan thuế sẽ không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn.
Tuy nhiên, khi thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho đối tượng nộp thuế, cần lưu ý một số quy định sau:
- Người nộp thuế (NNT) tự xác định và chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn đảm bảo đúng đối tượng;
- Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất;
- Trường hợp trong thời gian gia hạn, cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế (NNT) không thuộc đối tượng gia hạn thì cơ quan thuế thông báo cho NNT về việc dừng gia hạn. NNT phải nộp đủ số tiền thuế, tiền thuê đất và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách Nhà nước;
- Trường hợp sau khi hết thời gian gia hạn, cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra NNT không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất thì NNT phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp do cơ quan thuế xác định lại vào ngân sách Nhà nước;
- NNT thuộc đối tượng được gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng phương thức điện tử, trên hệ thống dịch vụ thuế điện tử Etax, truy cập theo địa chỉ sau: https://thuedientu.gdt.gov.vn

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top