chi phí sản xuất chung????

Totht

Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Ku trả lời giùm anh (nếu ko trả lời được thì đừng lớn tiếng nữa nhé) :
Trích khấu hao từ tháng nào thế ku? Nếu từ T7 thì anh biết cách tính rồi, nếu ku phán trích khấu hao từ T3(theo quan điểm của ku) thì cho anh biết mức trích khấu hao là bao nhiêu trong Ví dụ sau :
TSCĐ mua T3 nhưng đến T7 mới đưa vào sử dụng có Nguyên giá 100, thời gian sử dụng theo khung TT203 là 5 năm. T3, 4, 5, 6 mức trích khấu hao là bao nhiêu???

Bàn thêm 1 tí để ku mở cái giếng của ku ra. Với câu hỏi của chủ Topic, theo ku sẽ trích khấu hao tính vào giá thành sản phẩm? Xét về nguyên tắc phù hợp của kế toán nó có đúng ko khi TSCĐ này ku chưa đưa vào sử dụng để tạo ra doanh thu?
Ku B.M.H 2861985 đâu rồi vào trả lời anh cái coi. Mới có tí tuổi đầu kiến thức còn chưa vững (đơn cử như bảng kê bán lẻ dưới 100K) mà cứ tưởng mình là mãnh long!
 

TrietThai

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Cuối năm nhiều việc, định ko tham gia Topic này nhưng thấy có người cứ gọi tên mình nên cũng có đôi lời...

Về quan điểm của re12a1lx0104 là ko phải ko đúng vì ở Điều 9 của TT203 nói rõ tất cả các TSCD của DN đều phải trích khấu hao trừ 1 số trường hợp cụ thể.

Nhưng theo tôi chúng ta nên hiểu bản chất của khấu hao TSCD là gì đã, và ngay trong Điều 2 của TT203 cũng có trích rõ và hiểu nôm na là việc tính toán, phân bổ TSCD trong thời gian sử dụng.

Vậy chúng ta chưa sử dụng thì chưa trích khấu hao?! Đứng ở quan điểm này tôi thấy nó thỏa mãn được nguyên tắc phù hợp của kế toán!

Và nếu phải trích khấu hao đối với TSCD chưa sử dụng này thì chúng ta sẽ trích theo mức như thế nào đối với "hao mòn vô hình" này? Chúng ta ko thể trích bằng mức đường thẳng vì nó ko hợp lý?!

Ví dụ sau :

DN A ngành nghề trong Đăng ký KD là sản xuất bao nylon và thùng carton, nhưng từ năm 2009 DN chỉ sản xuất bao nylon. Đến đầu 2010 DN mua 1 máy để cán giấy carton (dùng để sản xuất thùng carton) nhưng dự tính đến đầu 2011 mới sản xuất thùng carton. Vậy ở đây nếu chúng ta trích khấu hao cái máy cán giấy này vào giá thành của bao nylon trong năm 2010 thì nó có hợp lý hay ko?

Cuối năm rồi, các bạn hãy thảo luận một cách vui vẻ nhé. Chúc cuối tuần vui vẻ!!!
 

menhtroi

-=ABC=-
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

theo dõi cái đề tài này hoa cả mắt lun.
khi đi học -trên lớp Thầy day- tscd khi mua về thì phải trích kh- vì ngay cả khi không sử dụng thì nó vẫn bị hao mòn, lỗi thời....
vô đây các bác đi làm thực tế rồi lại nói không.
quan điểm của người nào như thế nào thì làm như thế đấy vậy. sai thì có ..nhf nước chỉnh:thayghe:
:khocdudoi:
 
Sửa lần cuối:

TrietThai

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: chi phí sản xuất chung????

theo dõi cái đề tài này hoa cả mắt lun.
khi đi học -trên lớp Thầy day- tscd khi mua về thì phải trích kh- vì ngay cả khi không sử dụng thì nó vẫn bị hao mòn, lỗi thời....
vô đây các bác đi làm thực tế rồi lại nói không.
quan điểm của người nào như thế nào thì làm như thế đấy vậy. sai thì có ..nhf nước chỉnh:thayghe:
:khocdudoi:
Chính xác là ai đi học cũng đều được dạy như thế, về nguyên lý nó ko sai nhưng mức trích khấu hao của TSCD bị "hao mòn vô hình" này thì công thức tính như thế nào vẫn chưa thấy ai giải đáp. Hy vọng bạn nào vẫn còn đi học, sẽ mang thắc mắc này để hỏi giảng viên của mình. Mệnh trời có thể đọc ví dụ của mình ở bài trên thử xem có thay đổi quan điểm hay ko?
Chúc vui ;)
 

biennhohtx05

Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

theo dõi cái đề tài này hoa cả mắt lun.
khi đi học -trên lớp Thầy day- tscd khi mua về thì phải trích kh- vì ngay cả khi không sử dụng thì nó vẫn bị hao mòn, lỗi thời....
vô đây các bác đi làm thực tế rồi lại nói không.
quan điểm của người nào như thế nào thì làm như thế đấy vậy. sai thì có ..nhf nước chỉnh:thayghe:
:khocdudoi:
TSCĐ thì còn phải lắp đặt chạy thử nữa chứ mấy cái mua về mà hoạt động ngay được đâu (nhất là thiết bị SX) vì vậy khi làm ta SD TK 2411 để lắp đặt chạy thử. Khi nào nó chính thức hoạt động thì hãy chuyển nó qua 211 và khi đó phải trích khấu hao. Vì vậy bạn đừng chờ ông Nhà nước chỉnh mà hãy tự mình chỉnh cho chắc ăn.

Mỗi người một quan điểm khác nhau nên dẫn đến việc SD các phương pháp khấu hao khác nhau làm cho KQ khác nhau mà vẫn không vi phạm chế độ, quy định nào cả.
VD việc gián đoạn SX thì vẫn trích khấu hao nếu theo PP đường thẳng còn không trích nếu căn cứ theo sản lượng vì vậy không có ai sai cả. Hay cái "Biên bản bàn giao và đưa vào sử dụng" cũng khó hiểu, nếu đã hoàn thành bàn giao mà chưa đưa vào SD thì sao ?:motsach:
 

re12a1lx0104

New Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Cuối năm nhiều việc, định ko tham gia Topic này nhưng thấy có người cứ gọi tên mình nên cũng có đôi lời...

Về quan điểm của re12a1lx0104 là ko phải ko đúng vì ở Điều 9 của TT203 nói rõ tất cả các TSCD của DN đều phải trích khấu hao trừ 1 số trường hợp cụ thể.

Nhưng theo tôi chúng ta nên hiểu bản chất của khấu hao TSCD là gì đã, và ngay trong Điều 2 của TT203 cũng có trích rõ và hiểu nôm na là việc tính toán, phân bổ TSCD trong thời gian sử dụng.

Vậy chúng ta chưa sử dụng thì chưa trích khấu hao?! Đứng ở quan điểm này tôi thấy nó thỏa mãn được nguyên tắc phù hợp của kế toán!

Và nếu phải trích khấu hao đối với TSCD chưa sử dụng này thì chúng ta sẽ trích theo mức như thế nào đối với "hao mòn vô hình" này? Chúng ta ko thể trích bằng mức đường thẳng vì nó ko hợp lý?!

Ví dụ sau :

DN A ngành nghề trong Đăng ký KD là sản xuất bao nylon và thùng carton, nhưng từ năm 2009 DN chỉ sản xuất bao nylon. Đến đầu 2010 DN mua 1 máy để cán giấy carton (dùng để sản xuất thùng carton) nhưng dự tính đến đầu 2011 mới sản xuất thùng carton. Vậy ở đây nếu chúng ta trích khấu hao cái máy cán giấy này vào giá thành của bao nylon trong năm 2010 thì nó có hợp lý hay ko?

Cuối năm rồi, các bạn hãy thảo luận một cách vui vẻ nhé. Chúc cuối tuần vui vẻ!!!
Thằng em đã nói là thằng em này không hề có ý xúc phạm bất kỳ ai!
Rất mong ông anh và ban quản trị xem xét lại!

Mục đích em vào diễn đàn là trao đổi và học hỏi kinh nghiệm một cách vui vẻ!

Về vấn đề này thì em vẫn bảo trì quan điểm là nếu đã hạch toán tăng 211 thì phải trích khấu hao.
Còn nếu trong thời gian lắp dáp, chạy thử thì nó đang nằm trên 241 thì không trích khấu hao.
Ông anh và mọi người xem như thế đã hợp lý chưa?
 

tiensinh

Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Về vấn đề này thì em vẫn bảo trì quan điểm là nếu đã hạch toán tăng 211 thì phải trích khấu hao.
Còn nếu trong thời gian lắp dáp, chạy thử thì nó đang nằm trên 241 thì không trích khấu hao.
Ông anh và mọi người xem như thế đã hợp lý chưa?
Hợp lý, hợp lý!
Các bạn tranh luận không ngã ngũ là vì chưa tách biệt rõ ràng vấn đề đang thảo luận.
Quan điểm không khấu hao là cho rằng TSCĐ chưa đưa vào sử dụng! Như vậy rõ ràng gọi nó là máy móc thiết bị phưnưg tiện phụ tùng...để tạo tài sản cố định và khi đó đang hạch toán ở 241 hay 153 gì đó chứ chưa hạch toán 211.
Quan điểm phải khấu hao thì cho rằng đã hạch toán 211, vậy đã ghi nhận 211 thì là tài cố định đã sẵn sàng sản xuất rồi dù không tạo ra sản phẩm cũng sẽ khấu hao và đưa vào chi phí dở dang thôi.
Hiện nay BTC đã có công văn giải quyết vấn đề TSCĐ đưa vào sử dụng nhưng dừng sản xuất do các nguyên nhân, theo đó doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Thuế thì chi phí khấu hao này được tính vào chi phí tính thuế TNDN.
 

TrietThai

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Hợp lý, hợp lý!
Các bạn tranh luận không ngã ngũ là vì chưa tách biệt rõ ràng vấn đề đang thảo luận.
Quan điểm không khấu hao là cho rằng TSCĐ chưa đưa vào sử dụng! Như vậy rõ ràng gọi nó là máy móc thiết bị phưnưg tiện phụ tùng...để tạo tài sản cố định và khi đó đang hạch toán ở 241 hay 153 gì đó chứ chưa hạch toán 211.
Quan điểm phải khấu hao thì cho rằng đã hạch toán 211, vậy đã ghi nhận 211 thì là tài cố định đã sẵn sàng sản xuất rồi dù không tạo ra sản phẩm cũng sẽ khấu hao và đưa vào chi phí dở dang thôi.
Hiện nay BTC đã có công văn giải quyết vấn đề TSCĐ đưa vào sử dụng nhưng dừng sản xuất do các nguyên nhân, theo đó doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Thuế thì chi phí khấu hao này được tính vào chi phí tính thuế TNDN.
Trước tiên của ơn ý kiến của anh tiensinh, nhưng chưa hợp lý đối với TSCD mua về chỉ cắm phích điện vào là sử dụng được.

Có lẽ do BTC quá chủ quan trong cách dùng từ, tưởng rằng đã nói ở Điều 2 thì ko cần nhắc lại ở Điều 9 trong TT203/2009 nên dẫn đến sự việc hiểu sai ý một cách đáng tiếc. Các bạn đọc đoạn Công văn 10589 dưới đây thì có thể hiểu được rõ hơn :

Công văn 10589 ngày 12/08/2010
Bộ Tài chính nhận được vướng mắc của một số doanh nghiệp về trích khấu hao tài sản cố định trong khoảng thời gian tạm ngừng sản xuất để sửa chữa. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại điểm 1 Điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định: “Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

+ TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.

+ TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

+ TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

+ TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

+ TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.

+ TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

+ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất”.

Tại tiết a điểm 2.2 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/2/2008 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: “Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

Căn cứ theo nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ hiện hành thì tài sản TSCĐ của doanh nghiệp (trừ những TSCĐ quy định tại điểm 1 Điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính) có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải trích khấu hao và hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo mức trích khấu hao quy định.
Đoạn màu đỏ trên nó làm rõ hơn Điều 9, TT203 của BTC-TCT. Bởi thế ở đây đưa vào TK211 nhưng chưa sử dụng cho hoạt động sxkd thì vẫn chưa trích khấu hao!
 

re12a1lx0104

New Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Bác Hiền triết lại cắt mất câu của Thông tư 130 rồi!
"Căn cứ theo nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ hiện hành thì tài sản TSCĐ của doanh nghiệp (trừ những TSCĐ quy định tại điểm 1 Điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính) có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải trích khấu hao và hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo mức trích khấu hao quy định."

Thông tư 130 là quy định về chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Nếu hiểu như bác thì những tài sản không liên quan đến sản xuất kinh doanh thì ko trích khấu hao à?
Ví dụ như: Nhà thi đấu thể thao cho CBCNV thì sao?

Vậy nên em xin mạn phép kết luận lại như sau:
Thông tư 130 là quy định về thuế TNDN không phải là quy định về trích khấu hao. Mà quy định trích khấu hao phải theo Thông tư 203)

Như vậy là đã được chưa các bác?
 

TrietThai

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Bác Hiền triết lại cắt mất câu của Thông tư 130 rồi!
"Căn cứ theo nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ hiện hành thì tài sản TSCĐ của doanh nghiệp (trừ những TSCĐ quy định tại điểm 1 Điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính) có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải trích khấu hao và hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo mức trích khấu hao quy định."

Thông tư 130 là quy định về chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Nếu hiểu như bác thì những tài sản không liên quan đến sản xuất kinh doanh thì ko trích khấu hao à?
Ví dụ như: Nhà thi đấu thể thao cho CBCNV thì sao?

Vậy nên em xin mạn phép kết luận lại như sau:
Thông tư 130 là quy định về thuế TNDN không phải là quy định về trích khấu hao. Mà quy định trích khấu hao phải theo Thông tư 203)

Như vậy là đã được chưa các bác?
Chưa được, vì đoạn trên ko phải chỉ được trích từ TT130! Trích lại nguyên cái CV và phân tích từng đoạn để các bạn hiểu thêm :

Trước tiên BTC trích Điều 9 của TT203 : Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ

Tại điểm 1 Điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định: “Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

+ TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.

+ TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

+ TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

+ TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

+ TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.

+ TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

+ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất”.
Tiếp theo đấy trích đoạn trong TT130 : Chi phí ko được trừ khi tính thuế TNDN

Tại tiết a điểm 2.2 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/2/2008 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: “Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.
Đoạn này là ý kiến tổng hợp từ TT130 và TT203 : Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ + Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Căn cứ theo nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ hiện hành thì tài sản TSCĐ của doanh nghiệp (trừ những TSCĐ quy định tại điểm 1 Điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính) có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải trích khấu hao hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo mức trích khấu hao quy định.
 

---o0o---

New Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Em bổ sung 1 chút ạ, vì anh HienTriet trích thiếu đoạn dưới của TT 130 rồi ạ
TT 130, IV, 2.2 :
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

--> Trích khấu hao những TSCĐ kể trên được tính vào CP

Trích tiếp điều 9, TT 203 ạ :
Tại điểm 1 Điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định: “Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

+ TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.

+ TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

+ TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

+ TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
+ TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.

+ TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

+ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất”.
--> Những TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi thì không trích nhưng mà trừ những TSCĐ chỗ em tô đỏ í thì vẫn được phép trích

Từ 2 cái trên, em đồng ý là TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi thì không trích khấu hao, k được tính vào chi phí nhưng nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động thì được phép trích khấu hao và tính vào CP thuế ạ
 

TrietThai

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Em bổ sung 1 chút ạ, vì anh HienTriet trích thiếu đoạn dưới của TT 130 rồi ạ
TT 130, IV, 2.2 :
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

--> Trích khấu hao những TSCĐ kể trên được tính vào CP

Trích tiếp điều 9, TT 203 ạ :
Tại điểm 1 Điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định: “Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

+ TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.

+ TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

+ TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

+ TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
+ TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.

+ TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

+ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất”.
--> Những TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi thì không trích nhưng mà trừ những TSCĐ chỗ em tô đỏ í thì vẫn được phép trích

Từ 2 cái trên, em đồng ý là TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi thì không trích khấu hao, k được tính vào chi phí nhưng nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động thì được phép trích khấu hao và tính vào CP thuế ạ
Hình như em ko theo dõi Topic này thì phải? Anh đang phân tích nguyên văn Công văn 10589 ngày 12/08/2010 của BTC chứ ko phải trích rõ những đoạn có liên quan trong TT130 và TT203 :nheo:
 

---o0o---

New Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

hihi, lại không đọc kỹ nữa rùi, sorry anh HienTriet nhé:sorrynha:
 

re12a1lx0104

New Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Hình như em ko theo dõi Topic này thì phải? Anh đang phân tích nguyên văn Công văn 10589 ngày 12/08/2010 của BTC chứ ko phải trích rõ những đoạn có liên quan trong TT130 và TT203 :nheo:
Theo ông anh thì Công văn này trả lời về vấn đề gì?
Theo em đọc thì Công văn này trả lời về việc Chi phí khấu hao của TSCĐ ngưng hoạt động có được tính là chi phí hợp lý hay ko thôi.
Còn vấn đề đang bàn ở đây là Trích khấu hao TSCĐ theo văn bản nào? Và những TSCĐ nào phải trích khấu hao?Chi phí khấu hao TSCĐ đó có hợp lý hay ko thì theo văn bản nào?
Ông anh và các bạn thấy thế nào?
Đề nghị mọi người cho ý kiến xác đáng! Tránh vòng vo nói nhiều câu bài tốn giấy tốn... công gõ! HE HE
 

TrietThai

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Theo ông anh thì Công văn này trả lời về vấn đề gì?
Theo em đọc thì Công văn này trả lời về việc Chi phí khấu hao của TSCĐ ngưng hoạt động có được tính là chi phí hợp lý hay ko thôi.
Còn vấn đề đang bàn ở đây là Trích khấu hao TSCĐ theo văn bản nào? Và những TSCĐ nào phải trích khấu hao?Chi phí khấu hao TSCĐ đó có hợp lý hay ko thì theo văn bản nào?
Ông anh và các bạn thấy thế nào?
Đề nghị mọi người cho ý kiến xác đáng! Tránh vòng vo nói nhiều câu bài tốn giấy tốn... công gõ! HE HE
Pó tay với ông em này! Công văn đó đọc để hiểu phải trích khấu hao TSCĐ khi nào! Còn chú ko hiểu thì thôi cứ trích khấu hao theo quan điểm của chú, nhưng anh hỏi thật chú trích khấu hao theo mức nào thế? Đường thẳng ư...:sorrynha:
 

tiensinh

Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Pó tay với ông em này! Công văn đó đọc để hiểu phải trích khấu hao TSCĐ khi nào! Còn chú ko hiểu thì thôi cứ trích khấu hao theo quan điểm của chú, nhưng anh hỏi thật chú trích khấu hao theo mức nào thế? Đường thẳng ư...:sorrynha:
Không phải đâu em. Công văn đó trích choác 2 vấn đề:
1- Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ thì theo 203 (Điều 9).
2- Khấu hao của những TSCĐ nào thì được tính vào chi phí thuế TNDN.

Cv này thêm đoạn "có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải trích khấu hao và hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo mức trích khấu hao quy định"
Như vậy thỏa mãn rằng: TSCĐ phải trích khấu hao chỉ tuân thủ 1 điều kiện (điều 9 Thông tư 203). TSCĐ phải trích khấu hao và tính chi phí thuế tuân thủ 2 điều kiện là 203 và 130, nên đối tượng hẹp lại nhưng vẫn nằm trong điều 9 của 203.
 

TrietThai

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Không phải đâu em. Công văn đó trích choác 2 vấn đề:
1- Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ thì theo 203 (Điều 9).
2- Khấu hao của những TSCĐ nào thì được tính vào chi phí thuế TNDN.

Cv này thêm đoạn "có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải trích khấu hao và hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo mức trích khấu hao quy định"
Như vậy thỏa mãn rằng: TSCĐ phải trích khấu hao chỉ tuân thủ 1 điều kiện (điều 9 Thông tư 203). TSCĐ phải trích khấu hao và tính chi phí thuế tuân thủ 2 điều kiện là 203 và 130, nên đối tượng hẹp lại nhưng vẫn nằm trong điều 9 của 203.
Hehe vậy quan điểm của anh là ko tham gia hoạt động kinh doanh vẫn trích khấu hao?

Nếu các Pác đọc ngắt ý từng Điều trong TT203 vậy khi đọc đến Điều 13 các Pác sẽ bị giật mình đấy!

Điều 13. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

1. Nội dung của phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

a. Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Vậy đối với các TSCĐ ko tham gia vào hoạt động kinh doanh các Pác trích khấu hao nó theo Phương pháp nào đây???
 

nhothuong161

Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Em đọc từ trang 1 đến trang 6 mà chóng hết cả mặt.
Đọc và nghiền ngẫm...thấy ai cũng đúng ở "từng khía cạnh":chongmat:
Cty chuẩn bị mua máy dầm bê tông...cũng chưa đưa vào sx ngay thế thì trích choác kiểu gì đây ạ
Híc
:chongmat:
 

---o0o---

New Member
Hội viên mới
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Chừng nào xài mới bắt đầu tính khấu hao nhothuong161 ơi, đi học Khai báo thuế thầy dạy mình vậy á
 

muontennguoi

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: chi phí sản xuất chung????

Chừng nào xài mới bắt đầu tính khấu hao nhothuong161 ơi, đi học Khai báo thuế thầy dạy mình vậy á
Và trong quá trình xài, nếu có khoảng thời gian nào đó tạm ngừng thì vẫn khấu hao.
Ví dụ: mua năm 2010, bắt đầu sản xuất năm 2012, năm 2013 không có NVL để SX, năm 2014 SX trở lại bình thường...
Như vậy sẽ bắt đầu khấu hao từ 2012 và liên tục đến khi khấu hao xong.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top