Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Lão Phù Thủy

Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Có lẽ bác Kuki up lên file.xls đó để bà con đọc cho dễ.
Vài hôm nữa rảnh tôi sẽ làm lại BCLCTT theo cả 2 pp trực tiếp và gián tiếp bằng Excell, sẽ up lên sau. Vì tôi sử dụng Foxpro nên phải viết lại bằng Excell rồi mới up lên được.
Nói trứoc về phương pháp:
Dùng dữ liệu từ Nhật ký chung để group lại đối ứng các tài khoản với 2 bên Nợ - Có của các tài khoản tiền. Sau đó dùng Vlookup để gắn số liệu vào các chỉ tiêu.
Trường hợp làm BCLCTT hàng tháng mà hàng tháng cơ sở dữ liệu chính thức lại không có bút toán khóa sổ hàng tháng, khi đó ta phải tự khóa sổ để tính lãi lỗ trên bảng nháp. Có như vậy mới lập BCLCTT hàng tháng được. Và việc này cũng chỉ là thủ công chút ít, nên tôi nói là phải lập trong 15 phút lận (với BCLCTT theo pp trực tiếp thì không cần khóa sổ).
Hic. Tết mà. Làm biếng làm mấy cái này quá.
Bác ơi! Bác làm trên Foxpro thì bác kiết xuất nó ra exell phát một, rồi up nó lên diễn đàn cho mọi người tham khảo, em cũng thử làm BCTCTT và GT em thấy cũng phức tạp, số liệu trên BCTC theo phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng khác với số liệu khai báo thuế kể cả phần lợi nhuận và chi phí, cái này em nói đúng theo luật đó chứ không phải theo trái luật đâu ạh, vì trên BCTC yêu cầu bắt buộc phải lập theo đúng tình hình thực tế lưu chuyển tiền tệ trong cty nên các chỉ số sẽ khác ở phần chi phí khác. chi phí không có hóa đơn chứng từ, chi phí được coi thêm là chi phí hợp lý, các chi phí bị gạt ra, và cho em hỏi nếu mình đưa chi phí trên BCTC và quyết toán thuế TNDN khi quyết toán mà bị loại thì có phải thay đổi lại chỉ tiêu trên BCTC đã nộp ngày 31 tháng 3 không ạ, vì nếu QT thuế TNDN và BCTC nộp cùng một ngày 31 tháng 3 thì làm sao thay đổi lại đây ạ?:confuse1:
 

Kuki

Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Bác ơi! Bác làm trên Foxpro thì bác kiết xuất nó ra exell phát một, rồi up nó lên diễn đàn cho mọi người tham khảo, em cũng thử làm BCTCTT và GT em thấy cũng phức tạp, số liệu trên BCTC theo phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng khác với số liệu khai báo thuế kể cả phần lợi nhuận và chi phí, cái này em nói đúng theo luật đó chứ không phải theo trái luật đâu ạh, vì trên BCTC yêu cầu bắt buộc phải lập theo đúng tình hình thực tế lưu chuyển tiền tệ trong cty nên các chỉ số sẽ khác ở phần chi phí khác. chi phí không có hóa đơn chứng từ, chi phí được coi thêm là chi phí hợp lý, các chi phí bị gạt ra, và cho em hỏi nếu mình đưa chi phí trên BCTC và quyết toán thuế TNDN khi quyết toán mà bị loại thì có phải thay đổi lại chỉ tiêu trên BCTC đã nộp ngày 31 tháng 3 không ạ, vì nếu QT thuế TNDN và BCTC nộp cùng một ngày 31 tháng 3 thì làm sao thay đổi lại đây ạ?:confuse1:
ý của bác Muontennguoi là là xuất câu lệnh chứ không phải data
BCLCTT chỉ làm theo kế toán thôi, không dính đến thuế nha
 

Lão Phù Thủy

Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

ý của bác Muontennguoi là là xuất câu lệnh chứ không phải data
BCLCTT chỉ làm theo kế toán thôi, không dính đến thuế nha
Dạ, thế tức là cái này chỉ liên quan tới kế toán chứ không liên quan tới thuế, vậu thì BCLCTT là nội bộ sao anh Kuki?
 

haitvonline

Kệ tôi với đời
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Kính thưa các Bác,

Em thấy chủ đề BCLCTT có nhiều rồi, nhưng toàn đi lan man , chưa hữu ích cho các bạn mới tiếp xúc lần đầu .

Em xin phép được mở topic để nêu cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp . Phương pháp này luôn cân nhưng chưa chắc chính xác 100% ( mà thật ra có ai cần chính xá 100% đâu ).

Vậy Bác Admin cho phép thì em mới dám tiếp tục nha !!:confuse1:
Trời đất nếu lập chỉ để cho cân mà chưa chắc đã chính xác thì ai chẳng lập được hả bạn. (chỉ cần biết cộng trừ nhân chia là làm được). Huhu cần là cần ở tính hợp lý và độ chính xác.
Dạ, thế tức là cái này chỉ liên quan tới kế toán chứ không liên quan tới thuế, vậu thì BCLCTT là nội bộ sao anh Kuki?
BCLCTT sao lại gọi là báo cáo nội bộ được hả bạn.
Tôi kể cho nghe chuyện này:
Mấy năm trước, khi tôi mới về cty cũ, kế toán thanh toán của tôi cuối tháng loay hoay mãi không nộp cho tôi BCLCTT, tôi bắt làm hàng tháng. Hỏi lại thì cô ta bảo làm suốt 2 ngày mà chưa khớp số dư với sổ quỹ + TGNH.

Tôi mở máy lên chỉ cho cách làm và hẹn tháng sau phải làm trong vòng 20 phút, nếu chậm hơn 20 phút tôi sẽ cho nghỉ việc.
Kết quả: khi tôi báo số liệu sổ nhật ký đã xong và yêu cầu lập BCLCTT. Cô ta làm trong vòng 15 phút.
Tôi lại hăm tiếp: tháng sau phải làm trong vòng 5 phút.
Kết quả: tháng sau cô ta làm chỉ hơn 3 phút là đã có bản in đặt trên bàn tôi.
Và tôi bảo: từ tháng sau khỏi làm nữa. Biết làm thì thôi. Chưa biết nên hù cho làm để biết là rất dễ. (Mà thật ra tôi đã viết sẵn chương trình máy tính trên máy của tôi rồi. Click là in thôi. Đâu cần cô ta làm):thumbup:

Cty nào cũng có máy tính mà. Một câu lệnh SQL thì với cỡ 1 triệu dòng dữ liệu nó chỉ tính trong 1/10 giây là xong thôi.

Nếu bạn không quen lập trình máy tính thì có thể làm trên excell. Hơi thủ công tý, nhưng dù cty bạn có giao dịch phức tạp mấy bạn cũng làm không quá 15 phút đâu. Hãy vững tin là thế. Khuôn mẫu có sẵn, gắn công thức sẵn sàng rồi thì quăng số liệu vào là có kết quả ngay thôi.
Lập BCLCTT mà có tài khoản đối ứng thì thật là đơn giản. Nhưng ở Cty mà phần mềm Kế toán không có TK đối ứng thì làm thế nào??? :banginvg1:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Kuki

Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Trời đất nếu lập chỉ để cho cân mà chưa chắc đã chính xác thì ai chẳng lập được hả bạn. (chỉ cần biết cộng trừ nhân chia là làm được). Huhu cần là cần ở tính hợp lý và độ chính xác.
Chào bác, Bác đọc lại bài viết của em kỹ rồi hãy ý kiến nha .
cụm " 100% " bác bỏ đi đâu rồi ?
Đồng ý với bác là không phải công ty nào cũng có đối ứng một cách rõ ràng ( cụ thể ty em cũng không có đối ứng 1:1 ) .
@ Thien Thanh : em đang quá bận nên chưa tiếp được, 1-2 ngày nữa em sẽ tiếp tục .
 

mapkhung

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp
Mình thấy khi làm BCLCTT thao phương pháp trục tiếp thì dễ làm hơn tuy nhiên mình cũng hy vọng bạn sẽ đưa ra phương pháp lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp ưu việt.
 

Kuki

Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp
Mình thấy khi làm BCLCTT thao phương pháp trục tiếp thì dễ làm hơn tuy nhiên mình cũng hy vọng bạn sẽ đưa ra phương pháp lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp ưu việt.
Em thì không theo phe " PP trực tiếp dễ làm hơn " , thứ nhất là em thấy nó không có liên quan đến lợi nhuận nên không thích . Thứ 2 là em nghĩ nếu DN có thu chi phức tạp thì khó làm theo trực tiếp .
PP làm thì em đã nói rồi, không phải là ưu việt mà nó dễ kiểm soát khi ta làm sai:ibbanana:
@ thanhb inh84 : đúng khác nhau chỗ nhặt khéo đó bác . Trong khi làm theo PP gián tiếp ta kiểm tra lại nhiều vấn đề .
 

Kuki

Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

...
5. Link CL của mã số 200 đến mã số 21 của BCLCTT
Ta bắt đầu bóc tách tiếp nhé . Mã số 21 này sẽ dần tạm sang qua các mã số 09,12,25 ... như sau :
1. Thay link CL mã số 200 bằng CL mã số 220 và 240 tại ms 21
2. Link CL mã sô 210 đến mã số 09
3. Link CL mã số 250 đến mã số 25 hoặ 26 ( tùy âm hay dương )
4. Link CL mã số 260 đến mã số 12
Nói chung là ta xem nội dung nào tiêu biểu nhất trong nhóm thì tạm bóc tách như vậy .
 

hanhttv

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Lãi/lỗ do bán tài sản cố định (Mã số 04):

Lãi/lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ (Mã số 05):

Lãi/lỗ do đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 06):
Thu lãi tiền gửi (Mã số 07):
Mình không tìm thấy mẫu BCLCTT nào có các mã số như muontennguoi nêu trên? Chẳng hay bác lấy nó từ đâu thế?:hypo:
 

muontennguoi

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Mình không tìm thấy mẫu BCLCTT nào có các mã số như muontennguoi nêu trên? Chẳng hay bác lấy nó từ đâu thế?:hypo:
Oh! Cám ơn bạn phát hiện điều này.
Tôi đã copy nhầm cái cũ post lên đây rồi.
Đó là mẫu cũ theo QĐ167/2000.
------------
Bây giờ làm theo mẫu mới theo QĐ15/2006.
----------------
Thôi post lại đây.
(Nhưng mà cái hướng dẫn này có trong văn bản nào đó mà tôi không nhớ. Thôi cứ spam đại lên chơi.):banginvg1:

---------------------------------------------------------------------------
1 – Trách nhiệm lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" và hướng dẫn tại Thông tư này.
  • Riêng đối với các doanh nghiệp là ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác, việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn trong một văn bản riêng.
2 - Thời hạn lập và gửi Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thời hạn lập và gửi Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo quy định hiện hành của Chế độ Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.​

3 - Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.1 - Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó. Ví dụ, kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
3.2 - Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ":
  • Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;
  • Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền;
  • Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
3.3 - Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4 - Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
  • Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản; Các quỹ đầu tư giữ cho khách hàng...;
  • Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
3.5 - Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các tổ chức hoạt động ở nước ngoài phải được quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính của công ty mẹ theo tỷ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
3.6 - Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ví dụ:
  • Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;
  • Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu;
  • Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
3.7 - Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng Cân đối kế toán.
3.8 - Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.

4 - Căn cứ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:
  • Bảng Cân đối kế toán;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Thuyết minh báo cáo tài chính;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
  • Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác...
5 - Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
  • Đối với sổ kế toán chi tiết các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển" phải mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính để làm căn cứ đối chiếu. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế toán phải phản ánh riêng số tiền trả lãi vay và số tiền trả gốc vay trên sổ kế toán chi tiết.
  • Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thoả mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định của Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư ngắn hạn. Giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không được coi là tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đích đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phục vụ cho mục đích nắm giữ đầu tư để thu lãi.
6 - Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.


- Nguyên tắc lập:

Theo phương pháp gián tiếp, các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm:
  • Các khoản chi phí không bằng tiền, như: Khấu hao TSCĐ, dự phòng...;
  • Các khoản lãi, lỗ không phải bằng tiền, như: Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện...;
  • Các khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như: Lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia...;
  • Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh, như:
  • Các thay đổi trong kỳ báo cáo của khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;
  • Các thay đổi của chi phí trả trước;
  • Lãi tiền vay đã trả;
  • Thuế TNDN đã nộp;
  • Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
  • Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh;
- Cơ sở lập:

  • Bảng Cân đối kế toán;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Thuyết minh báo cáo tài chính;
  • Sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển";
  • Sổ kế toán các Tài khoản hàng tồn kho, các Tài khoản phải thu, các Tài khoản phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh;
  • Sổ kế toán các Tài khoản khác có liên quan;
  • Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước.
 
Sửa lần cuối:

muontennguoi

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

- Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:​

(1) - Lợi nhuận trước thuế - Mã số 01
Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu này là số âm (trường hợp lỗ), thì ghi trong ngoặc đơn (***).​

(2) - Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao TSCĐ - Mã số 02
Chỉ tiêu này phản ánh số khấu hao TSCĐ đã trích được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong kỳ trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và sổ kế toán các Tài khoản có liên quan.​

Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế".
Các khoản dự phòng - Mã số 03
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng giảm giá đã lập được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho", "Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn", "Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn", "Dự phòng phải thu khó đòi", sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế". Trường hợp các khoản dự phòng nêu trên được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo thì được trừ (-) vào chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện - Mã số 04
Chỉ tiêu này phản ánh lãi (hoặc lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán Tài khoản "Doanh thu hoạt động tài chính", chi tiết phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ báo cáo hoặc sổ kế toán Tài khoản "Chi phí tài chính", chi tiết phần lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ báo cáo được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế", nếu có lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu trên, nếu có lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện.
Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư - Mã số 05
Chỉ tiêu này phản ánh lãi/lỗ phát sinh trong kỳ đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế nhưng được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm lãi/lỗ từ việc thanh lý TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn mà doanh nghiệp mua và nắm giữ vì mục đích đầu tư, như: Lãi/lỗ bán bất động sản đầu tư, lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi/lỗ từ việc mua và bán lại các công cụ nợ (Trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu); Cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác (không bao gồm lãi/lỗ mua bán chứng khoán vì mục đích thương mại). Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản "Doanh thu hoạt động tài chính", "Thu nhập khác" và sổ kế toán các Tài khoản "Chi phí tài chính", "Chi phí khác", chi tiết phần lãi/lỗ được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế", nếu có lãi hoạt động đầu tư và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) ; hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu trên, nếu có lỗ hoạt động đầu tư.
Chi phí lãi vay - Mã số 06
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán Tài khoản 635 "Chi phí tài chính", chi tiết chi phí lãi vay được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản có liên quan, hoặc căn cứ vào chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế".
(3) - Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động - Mã số 08
Chỉ tiêu này phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản mục thu nhập và chi phí không phải bằng tiền.​

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế TNDN cộng (+) các khoản điều chỉnh.
Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 +
Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (***).
Tăng, giảm các khoản phải thu - Mã số 09
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các Tài khoản phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh, như: Tài khoản "Phải thu của khách hàng" (chi tiết "Phải thu của khách hàng"), Tài khoản "Phải trả cho người bán" (chi tiết "Trả trước cho người bán"), các Tài khoản "Phải thu nội bộ", "Phải thu khác", "Thuế GTGT được khấu trừ" và Tài khoản "Tạm ứng" trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, như: Phải thu về tiền lãi cho vay, phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia, phải thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, bất động sản đầu tư...
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
Tăng, giảm hàng tồn kho - Mã số 10

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các Tài khoản hàng tồn kho (Không bao gồm số dư của Tài khoản "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho").
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).​
 

muontennguoi

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Tăng, giảm các khoản phải trả - Mã số 11

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các Tài khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh, như: Tài khoản "Phải trả cho người bán" (Chi tiết "Phải trả cho người bán"), Tài khoản "Phải thu của khách hàng" (Chi tiết "Người mua trả tiền trước"), các Tài khoản "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước", "Phải trả công nhân viên", "Chi phí phải trả", "Phải trả nội bộ", "Phải trả, phải nộp khác". Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả về thuế TNDN phải nộp, các khoản phải trả về lãi tiền vay, các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư (như mua sắm, xây dựng TSCĐ, mua bất động sản đầu tư, mua các công cụ nợ...) và hoạt động tài chính (Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn...).
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
Tăng, giảm chi phí trả trước - Mã số 12
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các Tài khoản "Chi phí trả trước" và "Chi phí trả trước dài hạn" trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động" nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).​

Tiền lãi vay đã trả - Mã số 13
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển" (phần chi tiền) để trả các khoản tiền lãi vay, sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần trả tiền lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Chi phí trả trước", "Chi phí trả trước dài hạn", "Chi phí tài chính", "Xây dựng cơ bản dở dang", "Chi phí sản xuất chung" và "Chi phí phải trả" (chi tiết số tiền lãi vay trả trước, tiền lãi vay phát sinh trả trong kỳ này hoặc số tiền lãi vay phát sinh trong các kỳ trước và đã trả trong kỳ này).
Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp - Mã số 14
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển", (phần chi tiền nộp thuế TNDN), sổ kế toán Tài khoản “Phải thu của khách hàng” (phần đã nộp thuế TNDN từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Thuế TNDN phải nộp" (chi tiết số tiền đã chi để nộp thuế TNDN trong kỳ báo cáo).
Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh - Mã số 15
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền thu khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các khoản đã nêu ở các Mã số từ 01 đến 14, như: Tiền thu được do nhận ký cược, ký quỹ, tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền thu từ nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án (nếu có); Tiền được các tổ chức, cá nhân bên ngoài thưởng, hỗ trợ ghi tăng các quỹ của doanh nghiệp; Tiền nhận được ghi tăng các quỹ do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp... trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", “Tiền đang chuyển” sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh - Mã số 16
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền chi khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các khoản đã nêu ở các Mã số từ 01 đến 14, như: Tiền đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các khoản đã nhận ký cược, ký quỹ; Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; Tiền chi trực tiếp bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án; Tiền chi nộp các quỹ lên cấp trên hoặc cấp cho cấp dưới... trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển" sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 20
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 08 đến Mã số 16. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (***).
Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 +
Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16​
 

muontennguoi

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Đây là hướng dẫn "bốc thuốc" để lập BC LCTT từ BCDKT và KQKD:
quanhegiua cac BCTC.rar

Còn đây là file Excell lập BC LCTT. Bạn chú ý quan hệ giữa các chỉ tiêu BCĐKT và LCTT trong sheet "Trung gan CF" ở 2 cột B và C.
File lap BC LCTT theo pp gian tiep (Lxthien).rar

Và cuối cùng là cách lấy từ Sổ Nhật Ký chung ra để lập LCTT. Cách này là cách làm xuôi. Trong khi 2 cách trên là bốc thuốc.
Huong_dan_lap_Bao_cao_Luu_chuyen_tien_te.zip
Chú ý: Ở các chỉ tiêu lấy chênh lệch thì trong file này ghi: SDCK - SDĐK.
Nhưng bạn cũng biết là nếu lấy từ NKC ra thì ta sẽ lấy: Tổng SPS tăng - Tổng SPS giảm. Bạn tự chỉnh lại nha.

-------------
Các hướng dẫn đó là cho năm 2006 về trước.
Năm 2007 bạn chú ý cách hạch toán thuế TNDN phải nộp và tự nêm nếm lại cho vừa miệng nhá.
 

Đính kèm

haitvonline

Kệ tôi với đời
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Nói chung mọi thứ cứ theo quy định và theo lý thuyết thì rất đơn giản (Cứ thế mà phang). Chỉ có điều mỗi doanh nghiệp mỗi khác, ai vận dụng linh hoạt thì người đó thành công còn không đành bó tay. Bởi vì:
1. Khi thao tác đâu phải Kế toán viên nào cũng chính xác được. Mà đã không chính xác 100% thì sẽ có các bút toán điều chỉnh. Mà đã có bút toán điều chỉnh thì chỉ có người trong cuộc mới biết.

2. Phần mềm Kế toán thì mỗi ông 1 kiểu. Ông thì có TK đối ứng, ông thì không

Túm tất lại là: Từ lý thuyết áp dụng cho đúng với tình hình thực tế là tốt nhất. Không ai viết được 1 quy trình chuẩn cho tất cả các DN đâu các bạn à.

Mình nói thế có đúng ko?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

muontennguoi

Member
Thành viên BQT
Super Moderators
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

chào bạn muontennguoi, mình là thành viên mới tham gia diễn đàn, mình có thấy bạn up file hướng dẫn lập BCLCTT gián tiếp. Tuy nhien trong phan cong no minh thay ban khong co phan biet no nao la cua hoat dong kinh doanh, no nao la cua hoat dong dau tu, minh thay ban lay cuoi tru dau ky....lieu co dung khong, lo trong do co khoan muc phai thu hay phai tra cua dau tu thi sao?:confuse1:
Bạn hãy nói cụ thể hơn là ở file nào, vì các file đó là tôi lượm về cho các bạn tham khảo.
Tôi chưa có thời gian. Và cũng chưa có ý định viết code trong Excel.

Khi làm cụ thể bạn hãy nêm nếm thêm cho vừa. Làm tạm vậy thôi.
Trong Excel khó có thể làm tự động hoàn toàn.
 

Kuki

Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Mình đã theo hướng dẫn của ban Kuki để lập bao cáo lưu chuyển TT theo pp gián tiếp, kết quả số liệu khớp, Cảm ơn bạn Kuki nhiều, tuy nhiên có 1 số vấn đề mình muốn hỏi:

1. Lãi lỗ CL tỷ giá hối đoái chưa thực hiện: Ví dụ ở TK 341 vay bằng ngoại tệ trong Quý chưa trả đồng nào, cuối Quý đánh giá CL tỷ giá, vậy chênh lệch ở đây có phải mình đưa vào tỷ giá hối đoái chưa thực hiện như vậy có đúng không?,
Mình đã bốc tách giảm ở MS 11 và tăng ở MS 04 vì vậy kết quả dòng tiền không thay đồi

Do đây là đánh giá tỷ giá trong quý không phải cuối năm, theo 1 số ý kiến thì đây là CL tỷ giá đã thực hiện, vì là trong quý đến quý sau xem như là đã thực hiện, thì điều này có đúng k? nếu đúng thì chênh lệch tỷ giá này sẽ đưa vào mục nao khi đã giảm trừ ở mã số 11 ở BCLCTT nó sẽ không khớp

Chào bạn,
Theo như bạn đề cập thì bạn đang lập BCLCTT cho báo cáo tài chính giữa niên độ. Theo mình thì bạn đã điều chỉnh đúng.
Quan điểm nó là chênh lệch tỷ giá thực hiện chỉ khi mình làm BCTC năm thôi, đến lúc đó thì mình sẽ xem xét ghi đảo lại toàn bộ các kết quả. kết quả cuối cùng vẫn vậy.
2 Theo cách hướng dẫn của ban Kuki thì số liệu ok, tuy nhiên còn 1 số mã số bạn không đề cập đến:
Mã số 05: lãi lổ hoạt động đầu tư (bao gồm lãi tiền gửi NH, lãi cho vay, lãi ký quỹ) mã số này có trùng khớp với mã số 07 (tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia) không?
Mã số 22: tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCD và tài sản khác, có ps thi bây giờ mình điều chỉnh số liệu tăng giàm ở đâu để khớp số?
Đối với mã số 05 thì bạn phải tập hợp từng nội dung và điều chỉnh giảm ở mã số tương ứng.
ví dụ nha :
lãi cho vay : ms 05 và ms 27+ms09 ; nó không hoàn toàn khớp vì dù là pp gián tiếp nhưng ms27 phải là theo pp trực tiếp. Chính sự điều chỉnh này nó đã làm công tác loại trừ ở ms 09 đối với hoạt động đầu tư đó.
ms 22 là ms được ghi nhận theo thuần, nên bạn có thể điều chỉnh ở ms 05. Một số trường hợp có liên quan đến ms 21 và ms02 nữa.
3. Trong Lưu chuyển hoạt động đầu tư ở ms 27 :-(tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhận được chia thi bao gồm Lãi tiền gửi, lãi tiền ký quỹ mang tính chất như tiền gửi, lãi tiền cho vay) còn các khoản tiền thu do chênh lệch tỷ giả thực hiện, do đánh giá lại tài sản thì mình cho vào phần mục nào?
Bạn xem xét các khoản nào đủ tiêu chuẩn là Đầu tư thì ghi nhận, còn không thì xem nó như kinh doanh bình thường, khỏi phải điều chỉnh ( vì những khoản này có sai sót cũng không làm ảnh hưởng đến người sử dụng BCTC).
 

gaubeo90

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

em được biết rẳng, mua cổ phiếu quỹ là hoạt động tài chính trên BC LCTT của DC
vậy sau khi mua lại số cổ phiếu này, DN lại có ý định bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ nói trên thì đây thuộc hoạt động j của BC LCTT
 

blu0206

New Member
Hội viên mới
Re: Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

hầy, cho mình hỏi chút, cái BCTC này bạn lập theo quyết định nào? 15 hay 48? sao các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán nó khác quá ta!!!
:chetroi:
Đây là hướng dẫn "bốc thuốc" để lập BC LCTT từ BCDKT và KQKD:
quanhegiua cac BCTC.rar

Còn đây là file Excell lập BC LCTT. Bạn chú ý quan hệ giữa các chỉ tiêu BCĐKT và LCTT trong sheet "Trung gan CF" ở 2 cột B và C.
File lap BC LCTT theo pp gian tiep (Lxthien).rar

Và cuối cùng là cách lấy từ Sổ Nhật Ký chung ra để lập LCTT. Cách này là cách làm xuôi. Trong khi 2 cách trên là bốc thuốc.
Huong_dan_lap_Bao_cao_Luu_chuyen_tien_te.zip
Chú ý: Ở các chỉ tiêu lấy chênh lệch thì trong file này ghi: SDCK - SDĐK.
Nhưng bạn cũng biết là nếu lấy từ NKC ra thì ta sẽ lấy: Tổng SPS tăng - Tổng SPS giảm. Bạn tự chỉnh lại nha.

-------------
Các hướng dẫn đó là cho năm 2006 về trước.
Năm 2007 bạn chú ý cách hạch toán thuế TNDN phải nộp và tự nêm nếm lại cho vừa miệng nhá.
 

alothanhday

New Member
Hội viên mới
Ðề: Cách lập BCLCTT theo pp gián tiếp

Cho mình hỏi theo cách lập BCLC gián tiếp thì phần tiền thu được do nhân viên hoàn ứng sẽ cho vào mục nào và điều chỉnh ra sao?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top